Ngày đẹp đi chùa đầu năm
Ngày tốt đi lễ chùa đầu năm
Xem ngày đẹp đi chùa đầu năm là một trong nhiều phong tục truyền thống của người Việt trong dịp Tết nguyên đán. Vậy Tết năm 2022 đi chùa ngày nào đẹp? Sau đây những ngày đẹp đi chùa đầu năm 2022 Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
- Đầu năm đi lễ chùa: sắm lễ, khấn thế nào, cầu gì cho đúng?
- Bài khấn đi chùa Giao thừa, mùng 1 năm Tân Sửu 2021
1. Đi chùa ngày Tết đầu năm
Phong tục ngày Tết là đi chùa, tục lệ đầu năm mới này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam bởi đây là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì vậy, mỗi dịp xuân về các gia đình đã chọn cho mình những ngày đi lễ chùa cuối năm, đầu năm nhằm để ước nguyện mọi điều tốt đẹp.
2. Ngày đẹp đi chùa đầu năm Nhâm Dần
- Mùng 1
Theo phong tục lâu đời của dân tộc ta, năm mới đi lễ chùa vào ngày mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc không thể thiếu vào mỗi dịp đầu năm mới. Ngoài ra, mọi người còn chiều 30 dâng hương lễ chùa hoặc đêm giao thừa cuối năm để cầu cho bản thân và gia đình thuận hòa, mạnh khỏe, tấn tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi,.....
Chính vì vậy, mùng 1 tết đi lễ chùa sẽ hứa hẹn một năm mới ngập tràn hạnh phúc, bình an và viên mãn.
- Mùng 2, 3
Mùng 2, mùng 3 Tết có nên đi chùa? Đi chùa mùng 2 và đi chùa mùng 3 tết sẽ cầu được tài lộc vượng phát, tiền tài dư giả, xúng xính cả năm. Bởi ngày mùng 2, 3 chính là ngày lễ đón Hỷ Thần mang lại may mắn cùng với sự hạnh phúc viên mãn.
- Mùng 4
Theo quan niệm xưa kia, ngày mùng 4 chính là ngày các gia đình làm cơm cúng để tiếp đón các vị thần từ thiên đình xuống hạ giới để cai quản.
Nếu đi chùa ngày Tết mùng 4 thì điều ước nguyện sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực. Đặc biệt, mùng 4 đi chùa rất tốt để cầu duyên.
- Mùng 6
Ngày mùng 6 là một ngày bình an, tốt lành và có nhiều giờ đẹp sẽ phù hợp cho việc xuất hành đầu năm giúp mang lại tài lộc cùng may mắn cho gia chủ.
Nếu đi chùa vào ngày này sẽ cầu được bình an, sức khỏe và gia đạo cực thịnh.
3. Trang phục đi chùa đầu năm?
Chùa là chốn linh thiêng, luôn phải đảm bảo sự tôn nghiêm, vì vậy lựa chọn trang phục phù hợp để đi chùa là điều cần được chú ý. Hãy tham khảo những gợi ý hữu ích sau:
Áo dài: Áo dài không chỉ kín đáo mà còn tôn lên được nét đẹp truyền thống của văn hóa đất nước ta, trong đó kiểu áo dài đỏ được xem là mang đến nhiều may mắn và tôn lên nét đẹp nữ tính của người phụ nữ Việt. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp hiện đại thì bộ áo dài cách tân là sự lựa chọn thích hợp nhất, vừa mang nét đặc trưng của áo dài truyền thống, vừa mang hơi thở mới của xu hướng hiện đại.
Bộ quần áo Phật tử: Đây có thể coi là bộ đồ phù hợp nhất để đi lễ chùa với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng cùng các chi tiết thêu hoa đào, hoa sen tinh tế, đẹp mắt.
Ngoài ra, bạn hãy lưu ý một số điều như hạn chế mặc đồ lôi thôi, rườm rà gây vướng víu, nên đi nhưng đôi giày dép dễ tháo, không mặc đồ xuyên thấu, các loại quần tất lưới, quần áo hở hang như quần ngắn, áo cộc, áo khoét ngực, váy xẻ,… Đây là những trang phục tuyệt đối cấm kỵ khi đến chùa nên bạn hãy chú ý. Hãy lựa chọn cho mình trang phục phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng tới nơi lễ chùa linh thiêng nhé!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27