Nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày 14 hay 15?

Cúng Rằm tháng 7 ngày 14 có được không hay nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày 14 hay 15 là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi Rằm tháng 7 âm lịch là một ngày lễ quan trọng trong năm. Tuy nhiên các nghi lễ trong ngày Rằm tháng 7 không phải ai cũng nắm rõ để thực hiện mâm cơm cúng Rằm tháng 7 sao cho đúng nghi thức truyền thống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số thông tin tìm hiểu về nghi thức cúng Rằm tháng 7 để biết được nên cúng Rằm tháng 7 ngày 14 hay 15 nhé.

Trong ngày Rằm tháng 7, việc sắm lễ cúng Rằm tháng 7 cũng như các nghi thức cúng Rằm tháng 7 rất quan trọng để thành kính dâng lên tổ tiên mâm cúng Rằm tháng 7 trang trọng nhất. Sau đây là một số gợi ý lễ vật cúng Rằm tháng 7, cúng Rằm tháng 7 ngày nào tốt hay cúng Rằm tháng 7 cần những gì để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày Rằm tháng 7 năm 2024.

1. Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Ngay từ những ngày đầu tháng 7 đã có những gia đình làm lễ, thắp hương, điều này khiến nhiều người băn khoăn, liệu cúng rằm tháng 7 ngày nào mới chuẩn? Có nhất thiết phải cúng đúng ngày rằm, hay là nhất thiết phải cúng trước rằm như một số người quan niệm?

Trên thực tế, mọi người vẫn thực hiện cúng rằm tháng bảy theo niềm tin và điều kiện của mình. Không có ngày chuẩn cho việc cúng tổ tiên, cô hồn trong tháng 7 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, Quỷ môn quan được mở từ mùng 2/7 và đóng lại vào cuối ngày rằm. Vì vậy, về lý thuyết, chiếu theo quan niệm này, các gia đình có thể cúng từ ngày 2 đến 15.

Thời gian tốt nhất để cúng Rằm đó chính là từ sáng ngày 14 đến trước 19h ngày 15 âm lịch. Vậy nên cúng ngày 14 hay 15 sẽ vẫn giống nhau và muốn có được lễ cúng tốt nhất thì bạn nên thực hiện vào giờ đẹp, hợp với gia chủ.

Để xem ngày đẹp cúng Rằm tháng 7, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:

2. Cúng rằm tháng 7 giờ nào tốt

Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà thực hiện cúng rằm vào ngày 13, 14 hay 15 đều được nhưng cần nhớ là phải thực hiện trước giờ Quỷ Môn Quan đóng cửa (12h đêm ngày 15/7).

3. Mâm cúng Rằm tháng 7 2024

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7, thường chuẩn bị 3 mâm cúng để cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời (cúng chúng sinh).

Mâm Phật Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, một nghi lễ quan trọng với những người theo đạo Phật.

Mâm cúng Phật trong ngày lễ Vu Lan cần chuẩn bị một mâm ngũ quả hoặc một mâm cơm chay là được.

Cúng phật vào ngày rằm tháng 7 nên cúng ban ngày. Sau khi cúng xong, gia đình thụ lộc tại nhà.

Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7, mời các bạn tham khảo:

  • Mâm cúng chay 1: Cháo gỏi gà chay, ngô chiên cay, thịt nướng chay, chả giò khoai lang chay, chè cốm, xôi hạt sen, cải thìa và nấm hương luộc, canh chay thập cẩm.
  • Mâm cúng chay 2: Chè đậu trắng, xôi vò, mì xào chay, canh khổ qua nhồi đậu hũ chay, gỏi bưởi chay, cơm trộn gạo lứt chay, đậu que luộc.
  • Mâm cúng chay 3: Heo quay chay, xôi cốm, chả giò Triều Châu, đậu hũ ky kho nấm đông cô, canh măng chua chay mọc, rau củ luộc.
  • Mâm cúng chay 4: Chả quế chay, xôi đậu xanh, đậu hũ chiên xù, nấm đùi gà kho tiêu, chè bột lọc nhân đậu xanh, canh chua chay, sườn xào chua ngọt chay, rau củ luộc.
  • Mâm cúng chay 5: Xôi gấc, gà kho tàu chay, canh kiểm chay, kho quẹt chay, chả giò chay đậu xanh, giò thủ chay, gỏi ngó sen tôm chay

Mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7

Mâm cúng gia tiên, thần linh vào ngày rằm tháng 7 là mâm cỗ mặn kèm theo trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng như quần áo, giày dép,... bằng giấy dành cho người cõi âm.

Gợi ý các món trong mâm cúng mặn ngày rằm tháng 7: gà luộc, xôi gấc, chả giò tôm bắp, giò lụa, miến măng gà, canh khoai môn hầm xương, tôm chiên.

Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời

Cúng ngoài trời rằm tháng 7 hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn để cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:

1 đĩa muối, 1 đĩa gạo (dùng được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).

  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
  • Hoa quả (5 loại 5 màu).
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
  • Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
  • 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.

Lưu ý:

Cúng chúng sinh vào ngày rằm tháng 7 tiến hành sau khi hoàn thành lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.

Cúng chúng sinh ở ngoài sân, ngoài cửa, không cúng trong nhà.

Sau khi cúng xong, người cúng không nên ăn đồ cúng, không nên mang vào trong nhà. Nếu không có ai giành giật thì có thể bỏ vào túi cho người ăn mày).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 2.303
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi