Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu, tắm gội không?

Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu, tắm gội không? Có nên gội đầu vào mùng 1 đầu tháng hay mùng 1 đầu tháng có nên tắm không? Đây là những câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm trong dịp đầu năm mới để tránh phạm phải các điều kiêng kỵ ngày Tết. Vậy mùng 1 Tết có kiêng gội đầu không, mùng 2 có được gội đầu không, mùng 3 có nên gội đầu không? Sau đây là một số thông tin chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.

Theo quan niệm dân gian, trong ngày mùng 1 Tết người Việt có quan niệm kiêng kỵ một số điều như kiêng gội đầu, kiêng làm vỡ chén bát...

1. Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu, tắm gội không?

Việc không cắt tóc, gội đầu vào ngày mùng 1 là một tập tục được khá nhiều người quan tâm và làm theo, đặc biệt là không gội đầu vào ngày mùng 1 Tết, ngày của đầu năm mới. Vì người xưa cho rằng tóc là một phần của cơ thể, nếu đầu tháng mà cắt đi một phần của cơ thể là điềm báo về sức khoẻ, bệnh tật thậm chí còn ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của mình.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tóc chính là tài lộc, là tiền tài trời ban. Nên việc gội đầu và cắt tóc vào ngày mùng 1 sẽ khiến bạn trôi hết đi tài lộc, vận may của bản thân, cả tháng đó tiền bạc sẽ gặp khó khăn, làm ăn không ra, buôn bán ế ẩm.

Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu, tắm gội không?

Việc kiêng cắt tóc, gội đầu vào ngày mùng 1 âm lịch chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh là đúng cả, đây chỉ là quan niệm của ông bà ta xưa nay.

Tuy nhiên, ông cha ta vẫn có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Vì thế, nếu không có gì quan trọng, mọi người không nên cắt tóc, gọi đầu vào ngày mùng 1 âm lịch. Thay vào đó, bạn có thể, cắt tóc, gọi đầu trước đó 1 ngày.

2. Mùng 1 Tết có được gội đầu không? Mùng 2 Tết có được gội đầu không?

Cộng đồng người Việt có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi sắc dân lại có những phong tục tập quán riêng. Có nhiều sắc dân cùng kiêng gội đầu ngày mùng 1 Tết, mùng 2 Tết. Nhiều lý giải được đưa ra cho tập tục này, chẳng hạn:

Không gội đầu, tắm rửa trong ngày 1 Tết để tránh hao mòn thần tướng, rửa trôi mất kiến thức, may mắn và tài năng của năm cũ. Như vậy người đó trong năm mới sẽ phải tích lũy những điều trên lại từ đầu nên sẽ rất vất vả và khó nhọc.

Tuy nhiên, đây là tập tục đã khá lâu đời và ngày nay không còn phổ biến như trước kia nữa. Nhiều gia đình vẫn giữ tập tục không gội đầu trong ngày mùng 1 Tết. Nhưng nhiều gia đình khác đã thoáng hơn, vẫn tắm gội bình thường.

Bởi lẽ, tắm là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh cá nhân, không chỉ là giữ cơ thể sạch sẽ, tắm còn có tác dụng lớn trong việc duy trì và đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho sức khỏe, hiện nay có rất nhiều gia đình vẫn tắm vào ngày 1 tết, cả năm đó họ vẫn làm ăn phát đạt, không gặp tai ương gì. Chính vì thế để tăng cường tối đa lợi ích sức khỏe cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tắm 1 lần/ngày.

3. Mùng 1 có nên giặt đồ?

Tương tự với kiêng tắm gội thì câu trả lời cho Mùng 1 có nên giặt đồ không là Không giặt giũ trong ngày mùng 1 Tết vì nước được xem là một phần của phúc lộc và thịnh vượng. Việc giặt đồ sẽ làm tốn nước, khiến phước lành và sự phát triển còn vương trên quần áo bị hao tổn không ít. Dân gian có câu “Tiền vào như nước”, vì thế, cùng với việc gội đầu, giặt đồ thì ngay cả việc cho người khác nước vào ngày 1 Tết cũng được kiêng kị.

4. Mùng 3 có nên gội đầu không

Xét về góc nhìn tâm linh, việc gội đầu vào mùng 3 Tết sẽ ảnh hưởng xấu rất nhiều đến cả năm, điển hình như:

Tóc được xem là sự thịnh vượng, việc gội đầu vào ngày mùng 3 Tết sẽ rửa trôi đi những may mắn, bình an và sức khỏe của gia chủ. Điều này khiến cả năm của bạn sẽ gặp phải những điều xui rủi, thị phi không đáng có.

Theo yếu tố tâm linh, nước là một yếu tố đại diện cho tiền tài, lộc lá. Việc sử dụng nước để gội đầu có nghĩa là bạn đang hao phí tài lộc, vật chất của mình trong năm mới.

Bên cạnh đó, đối với những ai còn đi học, việc gội đầu vào mùng 3 Tết sẽ khiến kiến thức bị rửa trôi đi, khiến việc học hành trong năm mới sẽ khó khăn hơn.

Vì vậy xét theo quan niệm góc nhìn tâm linh của người dân Việt Nam, khi được hỏi có nên gội đầu vào mùng 3 Tết không thì lời khuyên là KHÔNG NÊN, bởi ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, theo góc nhìn khoa học thì khác.

Hiện nay, về khía cạnh khoa học, vẫn chưa có bất kỳ minh chứng gì trả lời cho thắc mắc gội đầu vào ngày mùng 3 Tết được không. Tuy nhiên theo chuyên gia khuyên rằng nếu ở các vùng có thời tiết lạnh và rét thì nên hạn chế gội đầu để bảo vệ sức khỏe.

5. Những điều không nên làm vào ngày mùng 1 Tết

Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu, tắm gội không?

Mùng 1 Tết vợ chồng kiêng "quan hệ"

Theo quan niệm cổ xưa, việc ân ái vào ngày đầu tháng có thể dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn cho năm mới.

Trong ngày mùng 1, ngày rằm các gia đình người Việt vẫn thường hay thắp hương để tưởng nhớ những người đã khuất. Cũng chính những ngày này, nhiều người thường có ý niệm kiêng khem, tránh việc ân ái.

Còn đối với một số người có quan niệm phong kiến thì họ cho rằng, đầu tháng dính vào phụ nữ, đặc biệt là chuyện 'mây mưa' sẽ mang lại xui xẻo của đàn ông. Tất nhiên, ý niệm này là do tư duy trọng nam khinh nữ, xuất phát từ xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại ở một số người.

Chính vì vậy mà nhiều người lại kiêng quan hệ tình dục vào ngày mùng 1, vì đây là ngày đầu tiên của một tháng.

Đó là quan niệm của người xưa, còn ngày nay thì sao? Giờ đây, mọi quan niệm đều được nghĩ thoáng hơn rất nhiều, những cặp vợ chồng trẻ lại lấy thời khắc đầu tiên của năm mới để "khai tình" với hy vọng một năm mới tình cảm mặn nồng hơn.

Kiêng cắt tóc, cắt móng tay

Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu tháng, đầu năm.

Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu, tắm gội không?

Mồng Một Tết kiêng để giày dép lộn xộn

Quan niệm dân gian cho rằng, trong tiếng Hán giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Do đó, Mồng Một Tết nên kiêng để giày dép không đúng, để lung tung dễ chiêu dụ tà khí.

Kiêng khóc lóc

Theo quan niệm, trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế Mồng Một Tết nên kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Kiêng nói những điều xui xẻo

Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn nên kiêng nói những từ xui xẻo ngày Mùng một Tết Nguyên đán và thay vào đó hãy nói những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

Kiêng quét nhà ngày Mùng một Tết Nguyên đán 

Dân gian cho rằng nếu quét nhà vào 3 ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Hoặc có thể quét nhà nhưng tập để rác ở một góc nhà chứ không hốt đi.

Cũng xuất phát từ truyền thuyết này mà ngày Tết, nhân dân có tục kiêng hốt rác trong ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi thì cả năm đó làm ăn sẽ thất bát.

Do đó, Mồng Một Tết Nguyên đán nên kiêng quét nhà, hốt rác...

Mồng Một Tết Nguyên đán nên kiêng kỵ vay mượn, trả nợ

Theo quan niệm của dân gian, dịp Tết không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

Vì vậy, Mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 nên kiêng bạn nên nhớ không nên mượn tiền của mọi người để tránh "mất lộc".

 Kiêng đổ vỡ

Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.

Kiêng ăn món xui

Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải là mùa của sinh sôi nảy nở, của vận may nên đầu năm, mọi người thường phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ (hồng, đỏ, vàng, xanh...), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Các màu tẻ nhạt, u trầm thường được kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen - màu của tang lễ, chết chóc.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Lễ Tết Cổ truyềnTài liệu:

Đánh giá bài viết
1 25.648
0 Bình luận
Sắp xếp theo