Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 8 theo công văn 5512

Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 8 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

Mẫu kế hoạch bài dạy môn Sinh học lớp 8 mới nhất

CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

I. Nội dung chuyên đề

1. Mô tả chuyên đề

Sinh học 8

+ Bài 1. Bài mở đầu

+ Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

+ Bài 3: Tế bào.

+ Bài 4: Mô.

+ Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô.

+ Bài 6: Phản xạ.

2. Mạch kiến thức của chuyên đề

Chuyên đề Tế bào và mô là chuyên đề khái quát về cơ thể người, cho học sinh một cái nhìn tổng thể trước khi đi tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của từng hệ cơ quan. Các vấn đề được đề cập đến trong chuyên đề gồm: tế bào, mô, phản xạ và kết thúc là 1 tiết thực hành quan sát về tế bào và mô.

3. Thời lượng của chuyên đề

Tổng số tiết

Tuần

thực hiện

Tiê‎t theo KHGD

Nội dung của từng hoạt động

6

3

1

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh

Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn Cơ thể người và vệ sinh

2

Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người

Hoạt động 5: Tìm hiểu sự phối hợp của các cơ quan

3

Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào

Hoạt động 7: Tìm hiểu các thành phần của tế bào

Hoạt động 8: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào

4

Hoạt động 9: Tìm hiểu khái niệm mô

Hoạt đông 10: Tìm hiểu các loại mô

5

Bài thực hành quan sát tế bào và mô

6

Hoạt động 11: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron

Hoạt động 6: Tìm hiểu về cung phản xạ và vòng phản xạ

4. Tổ chức dạy học chuyên đề

5. Mục tiêu chuyên đề

1.1. Kiến thức

1.1.1. Nhận biết

- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.

- HS hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.

- CHUẨN BỊ được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân, quan sát và vẽ được các TB trong các tiêu bản đã làm sẵn. Nhận biết được các bộ phận chính của tế bào.

- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.

- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.

1.1.2. Thông hiểu

- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

- Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.

1.1.3. Vận dụng

- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.

1.2. Kĩ năng

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.

- Kỹ năng mổ tách tế bào, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản.

1.3. Thái độ

- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ

1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học.

1.5. Phương pháp dạy học

* Phương pháp:

- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học giải quyết vấn đề

* Kỹ thuật:

- Kỹ thuật phòng tranh

- Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ

III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Các Kn/NL hướng tới

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 3. Tế bào

- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.

- Nêu được các dấu hiệu chứng tỏ tế bào là vật sống.

- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

* Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt: NLkiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học.

Bài 4. Mô

- Nêu được khái niệm mô.

- Nêu được vị trí, cấu tạo và chức năng của từng loại mô.

- Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.

- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.

Bài 6. Phản xạ

- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.

- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

BÀI MỞ ĐẦU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Thiết bị dạy học và học liệu

* GV: - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk

- HS: Sách SH8, vở học và bài tập.

* HS: - Đã nghiên cứu bài mới trước.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Không thực hiện

T3. iến trình bài học

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chương trình sinh học 8.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chương trình.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.

Tình huống: Trên đường đi về nhà, bạn Nam không cẩn thân bị ngã xe, máu chảy ra rất nhiều, trong trường hợp này em cần lam gì để cầm máu cho bạn? Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này?

HS có thể tự do nói những cách làm của bản thân.

GV tổng hợp: Như vậy, để giải quyết tình huống hiệu quả, bản thân cần có kiến thức về cấu tạo, chức năng của cơ thể người, biết được vị trí của con người trong tự nhiên, có kĩ năng sống trong sơ cứu, cấp cứu, … Đây chính là những nội dung sẽ tìm hiểu trong bộ môn Sinh học 8. GV giới thiệu chương trình môn học à Bài mở đầu.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên

Mục tiêu:

- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Sản phẩm dự kiến: Hs tự trình bày được các kiến thức đã học vào vở.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lựctự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học ?

+ Ngành ĐV nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ?

+ Cho ví dụ cụ thể.

- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để:

+ Trả lời các câu hỏi lệnh SGK Tr5: Đặc điểm nào của người giống thú, đặc điểm nào của người khác thú?

+ Rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người ?

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.

- GV bổ sung thông tin:

Ở động vật cũng có tư duy cụ thể (VD: con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa); con người bên cạnh tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng (VD: tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).

- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.

- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.

- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.

- HS trả lời.

- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.

I. Vị trí của con người trong tự nhiên:

- Loài người thuộc lớp thú

- Con người có tiếng nói chữ viết, tư duy trừu tượng hoạt động có mục đích làm chủ thiên nhiên.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn sinh học lớp 8 theo công văn 5512 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 4.913
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi