Mẫu giáo án môn Hóa học lớp 8 theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Hóa học lớp 8 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Mẫu kế hoạch bài dạy môn Hóa học lớp 8 mới nhất
CHỦ ĐỀ: OXI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gian | Tiến trình dạy học | |
Tiết 1 | HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG | |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | KT1: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi (tác dụng với kim loại) | |
Tiết 2 | KT2: Tính chất hoá học (tác dụng với phi kim, tác dụng với hợp chất), sự oxi hoá – phản ứng hoá hợp. Khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit. | |
Tiết 3 | KT3: Điều chế oxi – Phản ứng phân huỷ. | |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP | ||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG | ||
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG |
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
HS trình bàyđược:
- Tính chất hóa học của oxit: Tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất.
- Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bzơ.
- Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi.
- Điều chế oxi, phản ứng phân huỷ.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxit.
- Đọc tên, phân loại oxit. Viết các phương trình phản ứng hoá học, tính toán theo phương trình.
- Phân loại phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.
-Kó năng nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
- Làm các bài tập tính toán có liên quan.
2. Về năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT và TT | - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hoá chất: Oxi, dây sắt, mẩu C, lưu huỳnh, KMnO4…
- Thiết bị: Tivi (máy chiếu).
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút.
2. Học sinh:
Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bài | ||
Hoạt động 1: Khởi động (2’) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chủ đề. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới, d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe. | ||||
Có một nguyên tố hoá học phổ biến thứ 3 trong vũ trụ sau hidro và heli mà tên gọi của nó theo tiếng Pháp có nghóa là “dưỡng khí”. Đó chính là nguyên tố oxi. Vậy oxi có tính chất vật lí, hoá học nào? Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống? Làm thế nào để sản xuất, điều chế oxi? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua chuyên đề “Oxi” - GV đặt câu hỏi liên quan đến kí hiệu hoá học, nguyên tử khối, CTPT của oxi. | - HS lên bảng. - HS: Chú ý lắng nghe. - HS trả lời | |||
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức | ||||
Hoạt động 2.1. Tính chất vật lí của oxi a. Mục tiêu: HS trình bàyđược: - Tính chất vật lí của oxi. b. Nội dung: quan sát khí oxi, làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu c. Sản phẩm: Tìm ra tính chất vật lí của oxi. d. Tổ chức thực hiện: Trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. | ||||
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA OXI GV chiếu sile về dạy học dự án “Tính chất vật lí của oxi” Gọi HS đọc lại ND dự án đã giao nhiệm vụ cho HS từ giờ học trước. - GV thu sản phẩm dự án của các nhóm. - GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chốt kiến thức. | - HS: đọc bài. Mỗi nhóm được nhận 1 lọ khí oxi, nghiên cứu, tìm hiểu: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tỉ khối với không khí, tính tan trong nước. - Nhóm trưởng nộp sản phẩm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả dự án (dùng bảng phụ, thuyết trình, trình chiếu powerpoint…) - HS: Lắng nghe và ghi bài. | I. Tính chất vật lí của oxi - Oxi là chất khí khôn màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí dO2/kk = 32/29 > 1 - Khí oxi ít tan trong nước, oxi hoá lỏng ở - 183 0C, oxi lỏng có màu xanh nhạt. | ||
Hoạt động 2.2 Tính chất hoá học của oxi Mục tiêu: HS trình bàyđược: - Tính chất hoá học của oxi. b. Nội dung: học tập theo góc, làm thí nghiệm, quan sát video, làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu c. Sản phẩm: Tìm ra tính chất hoá học của oxi. d. Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 3 góc, HS cùng tìm hiểu về một nội dung tính hất hoá học của oxi bằng ba hình thức khác nhau. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. | ||||
- GV thông báo: Để tìm hiểu tính chất hoá học của oxi chúng ta sẽ học theo phương pháp góc. Trong lớp học cô đã bố trí ba gọc 1. Góc làm thí nghiệm (có dụng cụ, hoá chất để làm thí nghiệm. 2. Góc quan sát: Máy tính, máy chiếu phát video về tính chất hoá học của oxi 3. Góc đọc tài liệu: Có SGK và các tài liệu về tính chất hoá học của oxi. Mỗi HS được lựa chọn góc xuất phát. Thời gian hoạt động tại mỗi góc là 5 phút để tìm hiểu kiến thức theo học liệu tại mỗi góc. Hết thời gian học sinh di chuyển sang góc tiếp theo theo chiều kim đồng hồ. Khi di chuyển hết 3 góc cùng nghiên cứu về một nội dung theo các hình thức khác nhau, nhóm ngồi cố định tại góc số cuối cùng báo cáo kết quả dưới sự điều hành của giáo viên. - GV ra hiệu lệnh cho HS lựa chọn góc, khéo léo định hướng và điều chỉnh góc (nếu cần) để số HS 3 góc tương đương nhau. - Tại mỗi góc, yêu cầu các thành viên đọc nội quy, bầu nhóm trưởng, thư kí. - GV đặt câu hỏi: Yêu cầu HS kiểm tra học liệu tại mỗi góc (theo danh mục đính kèm tại các góc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, phiếu học tập…) - GV đặt câu hỏi: Các nhóm đã sẵn sàng chưa? Khi nhận được tín hiệu HS các góc đã sẵn sàng, GV ra tín hiệu “Thời gian lượt làm việc thứ nhất bắt đầu” - Hết 5 phút GV ra tín hiệu di chuyển. - Hết 5 phút tiếp theo GV ra tín hiệu di chuyển. Trong quá trình HS hoạt động học tại các góc GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết. - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động góc về “Tính chất hoá học của oxi” - Gọi HS lên bảng ghi tính chất và viết PTHH minh hoạ. - ? Điểm chung về thành phần và số lượng nguyên tố của các sản phẩm? - Hợp chất có 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi gọi là oxit. - GV chốt kiến thức. Nhận xét về việc học tập của HS. | - HS lắng nghe, quan sát. - HS chọn góc xuất phát. - Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí. Kiểm tra học liệu tại mỗi góc (theo danh mục đính kèm tại các góc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, phiếu học tập…) - HS hoạt động góc. 1. Góc làm thí nghiệm (có dụng cụ, hoá chất để làm thí nghiệm sắt phản ứng với oxi, lưu huỳnh phản ứng với oxi. 2. Góc quan sát: Máy tính, máy chiếu phát video về tính chất hoá học của oxi (phản ứng của sắt, natri, lưu huỳnh, phôt pho, mê tan với oxi) 3. Góc đọc tài liệu: Có SGK và các tài liệu về tính chất hoá học của oxi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - HS lên bảng. - Đều có 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. - HS lắng nghe, ghi bài. | II. Tính chất hóa học: 1. Tác dụng với phi kim. a. Với S tạo thành khí sunfurơ Phương trình hóa học: S + O2 SO2 b. Với P tạo thành điphotpho-pentaoxit. Phương trình hóa học: 4P + 5O2 2P2O5 c. Với hidro tạo thành nước: 2H2+ O2 2H2O 2. Tác dụng với kim loại: Phương trình hóa học: 3Fe + 4O2 Fe3O4 (Oxit sắt từ) - Ngoài ra oxi còn tác dụng với một số kim loại (Cu, Mg, Al...) khác tạo thành oxit: 2Cu + O2 2CuO (đồng (II)xit) 4Al + 3O2 2Al2O3 (nhôm oxit) 3. Oxi tác dụng với hợp chất. - Oxi tác dụng được với một số hợp chất dạng CxHy hoặc CxHyOz tạo sản phẩm là CO2 và H2O. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O C4H8 + 6O2 4CO2 + 4H2O C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O | ||
Hoạt động 2.3: Oxit a. Mục tiêu: HS biết, hiểu được: Khái niệm, phân loại oxit, biết cách đọc tên oxit. b. Nội dung: - Đàm thoại - Vấn đáp - Thảo luận nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân, làm việc với sách giáo khoa. c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. | ||||
- Yêu cầu HS quan sát lại các CTHH ở trên bảng, hãy cho biết S, P là kim loại hay phi kim? Vì vậy, oxit được chia làm 2 loại chính: + Hầu hết các oxit của các phi kim tương ứng với một axit là oxit axit. + Oxit của các kim loại tương ứng với một bazơ oxit bazơ. - GV giới thiệu và giải thích về oxit axit và oxit bazơ. Oxit axit Axit tương ứng CO2 H2CO3 P2O5 H3PO4 SO3 H2SO4 Oxit bazơ Bazơ tương ứng K2O KOH CaO Ca(OH)2 MgO Mg(OH)2 - Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 91 - Nhận xét và chấm điểm. | - HS quan sát các CTHH, biết được: + S, P là phi kim. + Fe là kim loại. - HS nghe và ghi nhớ: + Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit. + Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. - Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 4 SGK/ 91 + Oxit axit: SO3 , N2O5, CO2 + Oxit bazơ: Fe2O3 , CuO , CaO | Phân loại: - Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit. Ví dụ:P2O5; N2O5... NO,CO không phải là oxit axit - Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. Ví dụ: Al2O3; CaO… Mn2O7,Cr2O7... không phải là oxyt bazơ. | ||
GV từ nội dung bài: Tính chất của oxi yêu cầu HS nhắc lại tên gọi của 1 số oxit: + Oxit axit: SO3, N2O5, CO2, SO2 . + Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO, FeO. Từ đó yêu cầu HS khái quát cách đọc tên oxit axit, oxit bazơ. GV chốt kiến thức: - Giải thích cách đọc tên các oxit bazơ mà kim loại có nhiều hoá trị: + Đối với các oxit bazơ mà kim loại có nhiều hóa trị à đọc tên oxit bazơ kèm theo hóa trị của kim loại. ? Trong 2 công thức Fe2O3 và FeO à sắt có hoá trị là bao nhiêu ? ? Hãy đọc tên 2 oxit sắt ở trên ? Đối với các oxit axit à đọc tên kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim và oxi. Chỉ số Tên tiền tố 1 Mono (không cần ghi) 2 Đi 3 Tri 4 Tetra 5 Penta … … - Yêu cầu HS đọc tên các oxit axit sau: SO3, N2O5, CO2, SO2. - Lưu ý cách độc tên của oxit axit của KL hoá trị cao như đọc tên oxit bazơ. | (Phần đọc tên này không yêu cầu HS phải đọc đúng tên các oxit) Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit. - Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit bazơ: Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit - sắt (III) oxit và sắt (II) oxit . - Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit axit: Tên oxit axit = Tên phi kim + Oxit (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi) + Lưu huỳnh trioxit. + Đinitơpentaoxit. + Cacbon đioxit. + Lưu huỳnh đioxit. | IV. Cách gọi tên: - Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit Ví dụ: MgO: Mgie oxit CuO: đồng (II) oxit - Tên oxit axit = tên phi kim + Oxit (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi) Ví dụ: SO3: Lưu huỳnh trioxit. N2O5: Đinitơpentaoxit. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Hóa học lớp 8 theo công văn 5512 nhé.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Mẫu giáo án môn Hóa học lớp 8 theo công văn 5512 PDF
3,6 MB 16/01/2021 8:23:28 SA
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án điện tử môn Sinh học 8 Kết nối tri thức (Bài 30 đến 40)
-
(Chủ đề 1-8) Giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 Vĩnh Phúc
-
Giáo án Toán 8 Cánh Diều 2024 cả năm file word
-
Giáo án điện tử Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức cả năm
-
(Có tiết ôn tập) Giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều
-
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024
-
Giáo án lớp 8 sách mới tất cả các môn (3 bộ sách) 2024
-
Giáo án Giáo dục thể chất 8 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 8
Mẫu giáo án môn Địa lý lớp 8 theo công văn 5512
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh Diều 2024 cả năm
(Chủ đề 1-10) Giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Phú Thọ
Giáo án STEM Sinh học 8 Sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương file doc
Giáo án điện tử Giáo dục địa phương 8 Bình Phước (chủ đề 1, 2)