Hệ màu RGB-CMYK gồm những màu nào?

Hệ màu RGB-CMYK gồm những màu nào? RGB và CMYK là hai hệ màu cơ bản mà bất cứ người học mĩ thuật nào cũng biết. Đó là những màu gì? Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu chi tiết trong bài nhé.

RGB và CMYK là 2 hệ màu có các hệ thống màu cơ bản khác nhau: RGB là 3 màu cơ bản của ánh sáng thông thường còn CMYK là hệ thống màu cơ bản dành cho ngành in ấn. Hãy tìm hiểu và so sánh về 2 hệ màu cơ bản này và xem chúng làm việc như thế nào.

1. Hệ màu RGB gồm những màu nào?

Hệ màu RGB
Hệ màu RGB

RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng (gọi là màu cộng vì việc tổng hợp 3 màu RGB chỉ có thể thự hiện được trên vật có khả năng tự phát sáng. Ví dụ: màn hình Ti Vi, máy tính…), đây là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra nhờ lăng kính. Nó bao gồm các màu sau:

  • R = Red (đỏ)

  • G = Green (xanh lá)

  • B = Blue (xanh dương)

Những màu RGB khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra rất nhiều màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 chúng ta sẽ được màu trắng. Bởi thế hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại… đều sử dụng RGB làm hệ màu chính. Và đó cũng là lý do mà các ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính đều sử dụng hệ RGB làm chuẩn.

2. Hệ màu CMYK gồm những màu nào?

Hệ màu CMYK
Hệ màu CMYK

CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, đây là một cái tên mà chắc các bạn hay mua hộp mực cho máy in kỹ thuật số sẽ rất quen thuộc bởi nó là hệ màu thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau:

  • C = Cyan (xanh)
  • M = Magenta (hồng)
  • Y = Yellow (vàng)
  • K = Keyline (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)

Điều đặc biệt của 3 màu CMY là khi chúng kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 lại cho ra màu đen, bởi vậy một số lại máy in có hộp mực sử dụng 3 màu CMYK vẫn có thể tạo ra được đầy đủ màu sắc khi in trên giấy.

3. Ưu điểm của hệ màu RGB

  • Màu sắc đa dạng, phong phú

Dải màu của hệ màu RGB rộng hơn CMYK rất nhiều, đặc biệt là các sắc màu nằm trong huỳnh quang sáng Chính vì thế, khi sử dụng hệ màu này thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế.

  • Màu sắc rực rỡ, rõ nét hơn

Khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led mà sử dụng hệ màu RGB thì sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn.

=> Hệ màu RGB được sử dụng để quan sát hình ảnh, thiết kế, video hiển thị trên các thiết bị điện tử, màn hình tivi, màn hình điện tử,...

4. Ưu điểm của hệ màu CMYK

  • Giúp tiết kiệm mực in

Khi trộn 3 màu C + M + Y theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo ra màu đen. Nhưng như vậy sẽ gây ra tốn mực in do màu đen dùng trong in ấn rất nhiều. Khi sử dụng hệ màu CMYK sẽ được bổ sung thêm 1 hộp mực đen để tiết kiệm mực in và chi phí sản xuất.

  • Tăng độ chân thực, độ chính xác của màu sắc

Việc thiết kế sử dụng RGB và in ấn CMYK, khi nhìn trên máy tính và nhìn sản phẩm thực tế sẽ tạo sự chênh lệch. Nhưng nếu thiết kế sử dụng hệ màu CMYK sẽ tăng tính chân thực của màu sắc. Vì vậy, khách hàng sẽ dễ chọn màu sắc phù hợp khi sử dụng hệ màu này.

5. Phân biệt RGB và CMYK

Điểm khác nhau giữa RGB và CMYK
Điểm khác nhau giữa RGB và CMYK

Hệ màu RGB và hệ màu CMYK hoạt động trên hai nguyên lý trái ngược nhau. Hệ màu RGB chủ yếu sử dụng trong việc thiết kế trên các màn hình điện tử, trong thiết kế web, máy chiếu dùng ánh sáng. Trong khi đó, hệ màu CMYK chủ yếu dùng cho việc thiết kế các ấn phẩm để in ấn. Như vậy, thiết kế trên web chọn RGB, thiết kế để in ấn sẽ chọn CMYK.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Hệ màu RGB-CMYK gồm những màu nào? Vậy là các bạn đã biết hai hệ màu RGB-CMYK gồm những màu gì và ưu điểm của từng loại hệ màu rồi đúng không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Văn hóa nhé.

Đánh giá bài viết
1 437
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm