Giáo án tìm hiểu về ngày Tết trung thu file doc

Giáo án tìm hiểu về ngày Tết trung thu trong bài viết sau đây của Hoatieu là tổng hợp các mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết trung thu cho trẻ mầm non giúp các thầy hình thành kế hoạch bài dạy tìm hiểu về Tết trung thu. Các mẫu án Trò chuyện về ngày tết trung thu được trình bày theo khung hướng dẫn của công văn 5512 sẽ giúp tiết học tìm hiểu về ngày Tết trung thu thêm sinh động và bổ ích. Sau đây là chi tiết các mẫu giáo án chủ đề trung thu cho trẻ mầm non, mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án chủ đề Tết trung thu

I. Đón trẻ

- Trò chuyên về tết trung thu

- Nhắc trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

II.  Hoạt động có chủ đích

* Lĩnh vực: PTNT

KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU

1. Yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ biết ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm.

- Một số hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu

* Kĩ năng:

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ không nói ngọng

* Thái độ

- Trẻ có cảm xúc vui tươi phấn khởi về ngày tết trung thu

- Thích tham gia vào các hoạt động đón tết trung thu

2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô:

-Tranh ảnh về một số hoạt động đón tết trung thu

- Một số bài hát về tết trung thu

* Đồ dùng của trẻ:

- Đèn trung thu

- Đất nặn, bảng con

3. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức;

* Cô và trẻ hát bài: Chiếc đèn ông sao

- Chúng mình vừa hát bài gì?.

- Bài hát nói về ngày nào?

* Cô giới thiệu về ngày tết trung thu cho trẻ biết

* Hoạt động 2: Trò chuyện về tết trung

- Vào ngày tết trung thu bố mẹ thường chuẩn bị những gì?

- Con làm gì để giúp bố mẹ ?

- Vào ngày tết này người ta thường tổ chức hoạt động gì?

- Trong ngày tết này chúng mình được làm gì?

- Các con có cảm nhận gi về ngày tết trung thu , vì sao?......

Cô cùng trẻ hát vận động bài: Rước đèn dưới ánh trăng => Cô tóm tắt và giáo dục lễ giáo cho trẻ.

* Hoạt động 3: Nặn bánh trung thu :

- Cho trẻ thực hiện theo nhóm 3 nhóm

- Cô nhận xét và tuyên dương. Cho trẻ bày bánh thành cỗ trung thu

- Trẻ ngồi ngay ngắn

- Hát cùng cô

- Chiếc đèn ông sao

- Ngày tết trung thu

- Trẻ chú ý lắng nghe và cảm nhận về ngày tết trung thu

- Bánh ,kẹo, quả, đèn lồng…

- Xếp bánh kẹo, quả…

- Múa ,hát, rước đèn…

- Múa hát, rước đèn, phá cỗ…

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ nói lên cảm nghĩ của mình về ngày tết trung thu

- Trẻ múa hát: Rước đèn dưới ánh trăng

- Trẻ tích cực tham gia trò chơi nặn bánh

- Bày cỗ trung thu

- Kết thúc: Trẻ nhận xét bánh của 3 nhóm

III. Hoạt động ngoài trời

Quan sát : Đèn ông sao

1/ YÊU CẦU

* Kiến thức :

- Trẻ biết quan sát miêu tả một số đặc điểm nổi bật của đèn ông sao

* Kỹ năng :

- Phát triển tố chất khéo léo nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi , thoả mãn nhu cầu ham hiểu biết cho trẻ

* Thái độ :

- Giáo dục trẻ có ý thức kỉ luật và tinh thần tập thể

2/ CHUẨN BỊ

* ĐD của cô: 2 chiếc đèn ông sao

* Đồ dùng của trẻ:

  • giấy, bút mầu, phấn vẽ

3/ Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích:

+ Cô cùng trẻ quan sát và đàm thoại .

- Chúng mình thấy cô có gì đây?

- Chúng mình có nhận xét gì về chiếc đèn này?

- Vì sao gọi là đèn ông sao?

- Đèn ông sao được sử dụng vào ngày nào?

- Khi sử dụng chúng mình phải như thế nào?

+ Cô giáo dục trẻ

* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất

- Cô nêu luật chơi và cách chơi .

- Cho trẻ chơi: 2-3 lần .

- Cô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi .

- Nhận xét chơi .

* Hoạt động 3: Chơi tự chọn: vẽ, xếp hình chơi với đèn ông sao

- Trẻ QS trả lởi câu hỏi

- Chiếc đèn ông sao

- Trẻ nhận xét về màu sắc, hình dạng

- Ngày têt trung thu

- Giữ gìn cẩn thận, cầm vào cán đèn nhẹ nhàng

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi vận động

- Lắng nghe cô giới thiệu luật chơi, cách chơi

- Trẻ chơi đoàn kết

- Trẻ tự chọn nhóm chơi

IV. Hoạt động góc

Góc xây dựng: Xây dựng vườn trường mùa thu

Góc phân vai: Bố mẹ đưa con đi học, bác sỹ , nấu ăn, cô giáo

Góc nghệ thuật: Đọc thơ, hát , vẽ về chủ đề

Góc sách: Xem sách chuyện , xếp hình theo chủ đề

Góc thiên nhiên: Lau lá cây cảnh , tưới cây

V. Hoạt động chiều

1- Vận động nhẹ: Gieo hạt - vệ sinh - ăn chiều

2- Văn nghệ tổ chức tết trung thu cho trẻ

a, Yêu cầu:

* Kiến thức: Luyện cho trẻ biết múa hát theo nhóm, tập thể

* Kỹ năng: Rèn kĩ năng hát múa theo nhạc cho trẻ

* Thái độ: Trẻ có ý thức tham gia vào hoạt động

b, Chuẩn bị: đàn oóc gan, xắc sô, đĩa nhạc bài hát theo chủ đề

c,Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

- Cô hướng dẫn trẻ một số kĩ năng tập luyện cho trẻ múa hát theo nhóm, tập thể

- Bài hát “ Chiếc đèn ông sao”

- Bài : “Gác trăng”

- Bài: “Trống hội”.

- Trẻ thực hiện bài tập theo sự hướng dẫn của cô

- Trẻ múa hát tập thể

- Hát vỗ tay theo tiết tấu kết hợp

- Múa theo nhóm

3- Chơi theo nhóm vẽ, lắp ghép, chơi đồ chơi

4- Vệ sinh , nêu gương ,trả trẻ

Đánh giá cuối ngày:

....................................

Giáo án trò chuyện về ngày Tết trung thu

CHỦ ĐỀ NHÁNH VUI TẾT TRUNG THU

LĨNH VỰC: PTNT

HOẠT ĐỘNG HỌC: KPXH

ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGAY TẾT TRUNG THU

1. Mục đích, yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ biết về các hoạt động trong ngày tết trung thu và bày cỗ trung thu.

* Kỹ năng:

- Luyện cho trẻ kỹ năng quan sát nhận xét và trả lời các câu hỏi của cô.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo sẽ dẫn đến sâu răng và khi ăn xong phải bỏ vỏ vào thùng rác không được vứt rát bừa bãi.

- Khi người lớn phát quà phải lấy bằng 2 tay và nói cảm ơn.

2. Chuẩn bị:

- Máy vi tính, giáo án điện tử.

- 1 Số tranh ảnh về các hoạt động vui chơi trong ngày têt trung thu như: Múa lân, phá cổ, rước đèn.

- Mâm cổ trung thu.

- Hoa quả, các loại bánh trung thu cho trẻ chơi trò chơi.

- Một số bài hát trong ngày tết trung thu.

3. Tiến hành hoạt động:

a) Hoạt động 1:

- Cho trẻ hát và vận động bài: “ Đêm trung thu”.

- Trò chuyện:

+ Các con vừa hát bài gì ?

+ Trong đêm trung thu bố mẹ chở các con đi đâu ? (xem múa lân, rước đèn, nhận bánh trung thu…)

- Mỗi năm, cứ đến rằm tháng tám là tết trung thu lại về, ngày đó có rất nhiều trò chơi và các cháu được đi rước đèn, được phá cổ rất vui. Thế hôm nay cô cháu mình trò chuyện về ngày tết trung thu các con có thích không ?

b) Hoạt động 2:

Trò chuyện về ngày tết trung thu

* Cho trẻ xem video múa lân:

+ Các con vừa xem các bạn nhỏ đang làm gì đó nào?

+ Vậy bạn nào kể cho cô xem trong đội lân có ai nào?(Ông địa,tôn ngộ không..)

+ Các con thấy có những loại đầu lân gì mà các con đã được xem nào?( Lân sư tử,sư rồng…)

+ Cho trẻ đồng thanh: “ Lân sư tử”, “ Lân sư rồng”

* Cho trẻ quan sát tranh rước đèn:

Ngoài múa lân ra thì trong đêm trung thu các bạn nhỏ còn làm gì đây các con.

- Đây là hình ảnh các bạn nhỏ đang làm gì đây nào?

- Trên tay các bạn cầm gì?

- Tết trung thu là ngày 15/8 âm lịch đấy các con trăng rất sáng và tròn vào ngày này thường diễn ra rất nhiều hoạt dộng và đây là hoạt động rước đèn dưới ánh trăng đấy các con.

- Cho trẻ đồng thanh: “ Rước đèn dưới trăng”

- Ngoài đèn ông sao ra các con còn được bố mẹ mua cho những loại lồng đèn gì nữa nào?( lồng đèn,đèn cá chép,đèn con bướm…)

- Cho trẻ quan sát một số loại lông đèn.

* Cho trẻ quan sát mâm cổ trung thu.

- Cho trẻ đồng thanh : “ Mâm cỗ trung thu ”

- Cho trẻ quan sát mâm cổ trung thu thật do cô trang trí.

- Trong mâm cổ có những loại quả gì?( chuối,bưởi,lựu…)

- Có các loại bánh nào? ( Bánh trung thu,bánh nướng, bánh dẻo)

Sau các hoạt động múa lân,rước đèn,múa hát dưới ánh trăng thì đến hoạt động gì các con.

* Cho trẻ xem tranh phá cổ.

Giáo dục trẻ không ăn nhiều bánh kẹo vì ăn nhiều bánh kẹo sẽ dẫn đến sâu răng ,khi ăn bánh kẹo xong không được vứt rát bừa bải và khi người lớn phát quà trung thu thì các con phải nhận bằng 2 tay và nói cảm ơn các con nhớ chưa nào.

* Mở rộng trò chuyện về ngày tết trung thu ở trường mẫu giáo ....

Trò chơi: “ Đội nào nhanh nhất ”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, giải thích luật chơi, cách chơi cho trẻ : Cô chia trẻ làm 3 đội,nhiệm vụ của các đội là bật qua 2 vòng chạy lên lấy trái cây, bánh kẹo và xếp thành mâm cổ trung thu khi hết thời gian đội nào xếp được mâm quả nhanh hơn và đẹp hơn thì đội đó chiến thắng.

- Cho trẻ chơi.

- Nhận xét trò chơi.

c) Hoạt động 3 :

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ .

- Cho trẻ vận động bài “ Rước đèn tháng tám”

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
2 3.526
0 Bình luận
Sắp xếp theo