Giáo án STEM làm áo phao bơi lớp 5

Giáo án STEAM Làm Áo Phao là mẫu giáo án STEM lớp 5 file word giúp giáo viên tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng hay khi thiết kế Kế hoạch bài dạy STEM: Dự án làm áo phao phòng chống lũ lụt miền Trung có tích hợp các môn học lớp 5. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng

Mẫu giáo án STEAM Dự án Áo Phao bản word được biên soạn theo cấu trúc dạng 2 cột, gồm các hoạt động của giáo viên và học sinh, gợi ý sản phẩm STEM và nhiều hoạt động thiết thực, sẽ mang đến tiết dạy lý thú cho học sinh lớp 5.

Giáo án STEAM: Dự án Áo Phao lớp 5
Giáo án STEAM: Dự án Áo Phao lớp 5

Kế hoạch bài dạy STEM lớp 5: Làm áo phao bơi

1. Giáo án STEM làm áo phao bơi phần 1

DỰ ÁN

LŨ LỤT MIỀN TRUNG

Đề tài: LÀM ÁO PHAO

Bài dạy: THIẾT KẾ ÁO PHAO E1,2,3

Đối tượng: Lớp STEM A5

Giáo viên: ................

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được mối nguy hiểm, hậu quả của người dân miền trung khi bị lũ lụt

(Chết người, ngập nhà, đồ dùng, mọi người thiếu ăn,thiếu mặc, thiếu chỗ ở.....)

- Biết được các nguyên vật liệu có thể nổi – chìm, thấm – không thấm.

- Biết cách phân công trao đổi cùng nhau thực hiện theo nhóm để cho ra kết quả.

2. Kĩ năng:

- Trẻ dùng các giác quan để cầm, sờ, xoa... cảm nhận và nói ra suy nghĩ của mình.

- Thử nghiệm, khám phá và thực hiện theo đúng yêu cầu của cô.

- Phân công, trao đổi phản biện, truy vấn để cùng nhau làm việc và đưa ra kết quả chính xác cho nhóm.

- Nói rõ ràng kết quả của nhóm, cùng nhau lựa chọn và tìm ra nguyên vật liệu phù hợp để làm áo phao phải đảm bảo 2 tiêu chí nổi và không thấm nước.

- Thực hiện kĩ năng lấy, cất đồ dùng phục vụ tiết học sau.

3. Thái độ:

- Vui vẻ , sôi nổi trong hoạt động

- Giáo dục trẻ Yêu thương giúp đỡ mọi người.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

- Ti vi, Loa, máy tính, video tình hình miền trung khi bị lũ lụt.

- Giáo án lớp 5 DỰ ÁN: ÁO PHAO

- Bảng tổng hợp chung, bút dạ, que chỉ.

- Thảm xốp, bàn .Trẻ ngồi hình chữ u

2. Đồ dùng của trẻ

- Các nguyên liệu để trẻ khám phá: Ni lông, bìa cattong, xốp, sỏi, bông, chai nhựa, vải.

- Chậu nước.

- Bảng ghi chép kết quả, bút dạ.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức

- Giới thiệu khách, chào khách

- E1: Cho trẻ xem vi deo về “Lũ lụt miền trung”

- Trò chuyện dẫn dắt vào bài.

2. Phương pháp hình thức tổ chức

* E2: Khám phá.

- Cô cho trẻ chọn nhóm trẻ của mình (2 nhóm)

+ Nhóm 1 sẽ khám phá và thử nghiệm: Nổi – Chìm

+ Nhóm 1 sẽ khám phá và thử nghiệm: Thấm – Không thấm

- Cho trẻ đi lấy nguyên vật liệu.

- Cô đưa ra 1 số nguyên vật liệu để trẻ khám phá: Ni lông, Xốp, Chai nhựa, Bông, Vải, Bìa cattong, Sỏi .

- Cô khơi gợi trẻ đưa ra các câu hỏi. Trẻ trải nghiệm bằng các giác quan: Sờ, xoa, vò... Nói ra cảm nhận, trao đổi với nhau.

+ Đây là cái gì?

+ Nó nặng hay nhẹ?

+ Nó nổi hay chìm?

+ Nó có thấm nước không?

+ Có làm được áo phao không?

- Trẻ thử nghiệm: Cho trẻ thả những nguyên vật liệu vào nước.

+ Xem có nổi hay chìm.

+ Xem có thấm hay không thấm.

=>Trẻ tổng hợp lại những nguyên liệu có thể dùng để làm áo phao vào bảng phân loại.

- Trẻ ghi lại được kết quả vừa thử nghiệm được (bằng hình ảnh, hoặc ký hiệu) vào bảng sau:

Nhóm 1

Nguyên vật liệu

Nổi

Chìm

Ni lông

X

………

Nhóm 2

Nguyên vật liệu

Thấm

Không thấm

Ni lông

X

………

E.3. Giải thích

- Trẻ giải thích, chia sẻ những hiểu biết của mình về chất liệu trẻ vừa khám phá. (Từng nhóm trẻ trình bày bằng bảng phân loại.)

- Cô tổng hợp lại trên bảng tổng hợp chung

- Trẻ trả lời câu hỏi của bạn và rút ra kết luận chung.

- Trẻ trả lời một số câu hỏi:

+ Nhóm con đã làm như thế nào? Phân công nhau như thế nào?

+ Qua quá trình khám phá các nguyên vật liệu này con rút ra được kết luận là gì?

- Vậy các con sẽ lựa chọn các nguyên vật liệu gì để làm áo phao cho Đồng bào Miền Trung?

=> Để làm được áo phao gửi cho đồng bào Miền Trung các con cần chọn lựa các nguyên vật liệu phải đảm bảo 2 tiêu chí: Nổi và không thấm nước. ( Đó là Ni lông, xốp và chai nhựa)

Vậy là cô và các con đã cùng nhau khám phá và tìm ra được nguyên vật liệu phù hợp để làm áo phao. Ở hoạt động sau chúng mình sẽ cùng làm ra nững chiếc áo phao đẹp nhất, tốt nhất gửi tặng cho đồng bào Miền Trung.

3. Kết thúc

- Chuyển hoạt động.

- Chào khách.

- Trẻ chào khách

- Xem video

- Chọn nhóm

- Trẻ thỏa thuận, phân công nhiệm vụ.

- Trẻ thực hiện

- Nêu cảm nhận của mình.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ giải thích, trao đổi cách làm.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ chào khách.

2. Bài học STEM làm áo phao bơi phần 2

DỰ ÁN

LŨ LỤT MIỀN TRUNG

Đề tài: LÀM ÁO PHAO

Bài dạy: THIẾT KẾ ÁO PHAO E4(4), E5

Đối tượng: Lớp STEM A5

Giáo viên: ................

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tìm những nguyên liệu phù hợp để làm áo phao.

- Biết cách cắt, dán, buộc, nối... để làm thành cái áo phao.

- Biết cách phân công trao đổi cùng nhau thực hiện theo nhóm để cho ra kết quả.

- Biết phải làm ra sản phẩm phải giống với bản thiết kế của nhóm mình.

- Biết làm áo phao phải nổi được trên nước.

2. Kĩ năng:

- Trẻ cắt, dán, buộc, nối, sắp xếp các nguyên vật liệu để làm thành cái áo phao.

- Phân công nhiệm vụ, chia sẻ, phản biện thảo luận để làm ra chiếc áo phao.

- Chia sẻ cách làm của nhóm mình cho cả lớp cùng xem.

- Thử nghiệm cho áo phao cuống nước, chú ý quan sát và nêu kết quả.

- Thực hiện kĩ năng lấy, cất đồ dùng phục vụ tiết học sau.

3. Thái độ:

- Vui vẻ , sôi nổi trong hoạt động

- Giáo dục trẻ Yêu thương giúp đỡ mọi người.

- Giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ sản phẩm của nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

- Ti vi, Loa, máy tính.

- Giáo án lớp 5 DỰ ÁN: ÁO PHAO

- Thảm xốp, bàn .Trẻ ngồi hình chữ u

2. Đồ dùng của trẻ

- Các nguyên liệu để trẻ lựa chọn làm áo phao: Ni lông, xốp,chai nhựa, dây dù...

- Công nghệ: Súng bắn keo, băng dính, thước đo, kéo...

- Chậu nước.

- Bút dạ.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ xem hình ảnh trẻ hoạt động ở các bước hoạt động trước .

- Ở hoạt động trước chúng mình đã cùng nhau khám phá, thiết kế, lựa chọn ra những nguyên vật liệu phù hợp để làm áo phao.

- Đại diện các nhóm lên lấy khay nguyên vật liệu về nhóm thực hiện.

2. Phương pháp hình thức tổ chức

* E4.4: Trẻ thực hiện.

- Cô quan sát, hướng dẫn, và định hướng cho trẻ làm.

- Trẻ thực hiện xong cho trẻ đo, ghi chép lại kết quả.

=> Sau khi trẻ làm xong cho mang sản phẩm và bản thiết kế lên so sánh và chia sẻ sản phẩm của nhóm mình.

E.5: Đánh giá

- Đánh giá sản phẩm của trẻ

+ Trẻ chia sẻ về sản phẩm của mình: Cách làm , công dụng.

+ Các nhóm phản biện.

- Cô giáo đánh giá trẻ trong cả quá trình.

- Cô giáo:

+ Con có hài lòng với sản phẩm của mình không?

+ Sản phẩm này có đúng với bản thiết kế không?

+ Nếu được làm lại con sẽ thay đổi điều gì?

- Cô đưa ra thử thách: Thả những chiếc áo phao vào nước, xem chiếc áo phao của nhóm nào nổi lâu nhất, và không bị hỏng.

- Cho trẻ đi lấy đồ vật để lên xem có chìm không?

=> Với chiếc áo phao rất đẹp, sáng tạo mà các con gửi gắm công sức, tình cảm vào đó thì các đồng bào Miền Trung sẽ rất vui, hạnh phúc và cảm ơn các con rất nhiều.

3. Kết thúc

- Chuyển hoạt động.

- Chào khách.

- Xem hình ảnh

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ chia sẻ

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 185
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi