Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345 (Đầy đủ cả năm)

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo được giáo viên biên soạn theo đúng hình thức và yêu cầu, đầy đủ các hoạt động. Giáo án đầy đủ 35 tuần học giúp giáo viên thuận tiện hơn trong quá trình soạn giáo án, tiết kiệm thời gian và sức lực.

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU

(Thời lượng 2 tiết * Thực hiện tiết 1)

Thời gian thực hiện:(Từ: / / đến: / /)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Về phẩm chất:

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần, trách nhiệm, yêu thương ở học sinh. Cụ thể qua một số biểu hiện:

+ Quan sát sự đa dạng của các kiểu chữ trang trí.

+ Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và của người khác làm ra.

+ Không tự ý dùng đồ của bạn.

+ Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các chữ trang trí trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật.

+ Biết giữ gìn vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế…

2. Về năng lực: CĐ góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực:

- Năng lực đặc thù :

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận ra và nêu được đặc điểm của các kiểu chữ nét đều và chữ trang trí trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận ra được sự khác nhau giữa các nét, gọi đúng tên: nét thẳng, nét cong...

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích. Biết vận dụng chữ trang trí để tạo ra sản phẩm theo ý thích, biết tạo sản phẩm đơn giản có sử dụng chữ trang trí.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn các kiểu chữ để thực hành.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ học mĩ thuật, giấy màu, học phẩm hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm… để thực hành tạo nên sản phẩm.

- Năng lực đặc thù khác :

+ Năng lực thể chất: biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác thực hành sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được trang trí.

- Màu vẽ, bút chì, thước kẻ, êke, đồ vật có trang trí chữ…

- Hình minh họa các bước trang trí chữ.

- Tranh vẽ của học sinh có các kiểu chữ trang trí…

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở thực hành.

- Màu vẽ, bút chì, tẩy, thước kẻ, êke…

3. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

4. Hình thức tổ chức:

Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (Kĩ thuật: Khăn chải bàn).

5. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

(Năng lực quan sát trong bài học)

- Mời HS lên bảng viết tên của mình.

- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU

(Năng lực tìm hiểu về chủ đề)

* Mục tiêu:

+ HS hiểu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều và chữ trang trí.

+ HS biết được có nhiều cách để trang trí chữ.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và 1.2 để tìm hiểu về đặc điểm của chữ nét đều và chữ trang trí.

- Nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và nêu cách trang trí chữ cái trong hình.

- GV tóm tắt:

+ Chữ nét đều là chữ có độ dầy các nét bằng nhau trong một chữ cái.

+ Chữ trang trí có thể là chữ có các nét đều nhau hoặc nét thanh nét đậm.

+ Có nhiều cách để trang trí chữ.

3. HĐ KHÁM PHÁ NHẬN BIẾT CÁCH THỰC HIỆN

(Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, ghi nhớ và thái độ)

* Mục tiêu:

+ HS nêu được ý tưởng về chữ mình chọn để trang trí.

+ HS nắm được các bước tạo dáng và trang trí chữ.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Gợi ý HS nêu ý tưởng cá nhân về chữ mà HS sẽ tạo dáng và trang trí.

- GV vẽ minh họa trực tiếp cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.4 và 1.5 để hiểu thêm về cách tạo dáng trang trí chữ bằng đường nét và màu sắc.

4. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

(Năng lực làm được các sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm)

* Tổ chức cho HS tiến hành tạo hình chữ cái theo ý thích.

- 1, 2 HS

- Lắng nghe, mở bài học

- Thảo luận, tìm hiểu đặc điểm của kiểu chữ nét đều, chữ trang trí.

- Biết được cách trang trí chữ

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Hoạt động nhóm

- Quan sát, nhận ra đặc điểm của các kiểu chữ.

- Thảo luận nhóm, báo cáo

- Quan sát, thấy được vẻ đẹp của chữ

- Ghi nhớ

- Chữ nét đều có dáng cứng cáp, chắc khỏe.

- Tiếp thu

- Sử dụng các nét cơ bản, họa tiết...

- Nêu ý tưởng của mình về chữ chọn trang trí.

- Nắm chắc cách tạo dáng và trang trí chữ

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Chọn chữ để tạo dáng và trang trí theo ý thích.

- Quan sát, tiếp thu bài

- Quan sát, học tập

- HĐ cá nhân

* Dặn dò:

- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm cho trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

Do nội dung Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345 (Đầy đủ cả năm) rất dài, mời các thầy cô tải file về để xem đầy đủ nội dung.

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 11.990
0 Bình luận
Sắp xếp theo