Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức cả năm file word

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức cả năm trong bài viết sau đây của Hoatieu là mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống được trình bày ở dạng file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án HĐTN lớp 3 Kết nối tri thức kì 1, giáo án HĐTN lớp 3 Kết nối tri thức kì 2 đầy đủ 35 tuần, mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 file word đầy đủ các chủ đề, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 1

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề: CHÂN DUNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh nhận ra được những đặc điểm đáng nhớ về hình dáng bên ngoài của mình.

- Tự tin về cơ thể của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đây là ai” để khởi động bài học.

+ GV giới thiệu 3 bức tranh: nàng tiên cá, ông bụt, chú bé người gỗ. Yêu cầu HS quan sát để nhận ra nét riêng của mỗi nhân vật trong tranh: nụ cười, khuôn mặt, đối mắt, hàm răng, mái tóc, maug da, mũi,...

+ Lớp chia thành 3 nhóm và bốc thăm chọn nhân vật, thảo luận và miêu tả nhân vật của mình.

+ Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia nhóm và bốc thăm nhân vật, thảo luận để miêu tả nhân vật theo các gợi ý.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Nhận ra được nét độc đáo của mình trên gương mặt và cảm thấy tự hào, thú vị về điều đó.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (làm việc cá nhân)

- GV Yêu cầu học sinh soi gương và tìm ra nét riêng của mình.

- Chia sẻ những nét riêng của mình trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Mỗi người đều có một nét riêng của mình. Ai cũng có nét đáng yêu, đáng nhớ,...

- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát bản thân tong gương để tìm ra những nét riêng của mình.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

+ Tao hình gương mặt em bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,...

+ Chú ý nhấn mạnh nét đặc biệt của em trên gương mặt.

+ Giới thiệu với bạn nét riêng của em qua sản phẩm.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Soi gương và nhận xét em giống ai.

+ Xác định những nét riêng của mỗi người và nét chung của cả nhà.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt cuối tuần: NÉT RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh chia sẻ niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của nhau và những nét chung nếu có.

- Học sinh khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Cái mũi” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trtrả lời: bài hát nói về cái mũi.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh nét riêng của bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Trò chơi “Tôi nhận ra bạn nhờ điều gì?”(Chơi theo nhóm)

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), quan sát bạn mình để tìm ra những nét riêng.

- Tưởng tượng sau này bạn lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ những nét riêng mà mình đã thấy.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.

- Mời cả lớp cùng đọc bài thơ:

“Mỗi người đều có,

Nét đáng yêu riêng.

Gặp rồi là nhớ,

Xa rồi chẳng quên!”

- Học sinh chia nhóm 2, cùng quan sát lẫn nhau để tìm nét riêng của bạn.

- Các nhóm giới thiệu về nét riêng của mình khi quan sát bạn và nêu ý nghĩ của mình nếu sau này lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ điều gì?

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Cả lớp cùng đọc bài thơ

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Tạo hình gương mặt các thành viên trong gia đình.

+ Cả nhà có thể tạo hình gương mặt bằng hoa quả, rau củ, cơm, bánh mì, thức ăn,....

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 2

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề: SỞ THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh giới thiệu được những sở thích khả năng riêng.

- Giới thiệu những sở thích của em và sản phẩm được làm theo sở thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về sở thích , khả năng riêng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đoán xem tôi thích làm gì?” để khởi động bài học.

+ GV mời 3 HS lên trên bảng làm thử động tác cơ thể thể hiện một hoạt động mình thích làm. HS ở dưới giơ tay đoán. Ai đoán đúng được khen.

+ Lớp chia thành 1 nhóm lớn đứng thành vòng tròn và lần lượt làm động tác cơ thể, thể hiện việc mà mình thích làm, các bạn khác đoán.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

-HS xếp thành nhóm lớn và làm theo yêu cầu

- HS trong nhóm trình bày.

- HS khác lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu: Khẳng định và giới thiệu được sở thích của bản thân

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Chia sẻ sở thích của em. (làm việc cá nhân)

- GV Yêu cầu HS suy nghĩ về các sở thích của mình và giới thiệu các sở thích riêng của mình bằng cách vẽ một bông hoa .Mỗi sở thích được thể hiện trên một cánh hoa.

- Chia sẻ những sở thích riêng của mình trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Mỗi người đều thích làm một việc hoặc một số việc nào đó. Điều ấy tạo nên sở thích-sự khác biệt của mỗi con người.

- Học sinh đọc yêu cầu bài và suy nghĩ để tìm ra những sở thích riêng của mình.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Chia sẻ sâu hơn hoạt động, thể nghiệm cảm xúc tích cực sau khi giới thiệu được sowr thích của mình đối với các bạn qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tạo hình sản phẩm những sở thích của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

+ Tạo hình sở thích của mình bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,...

+ Chú ý nhấn mạnh những sở thích của em

+ Giới thiệu với bạn sở thích của em qua sản phẩm.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về sở thích riêng của nhóm qua sản phẩm.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Chuẩn bị sản phẩm thể hiện sở thích riêng của mình và sở thích riêng của những người thân trong gia đình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt cuối tuần: TÀI NĂNG HỌC TRÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh thể hiện được sở thích của mình rõ hơn thông qua các tiết mục biểu diễn hoặc các sản phẩm đã làm.

- HS chia sẻ về sản phẩm được làm theo sở thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Hai bàn tay của em” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát biết làm gì cho mẹ xem?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

-HS trtrả lời: Bạn nhỏ biết múa cho mẹ xem

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ sở thích của các thành viên trong gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tạo hình sở thích của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát sở thích của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh sở thích riêng của bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Giao lưu tài năng học trò

(Tham gia theo nhóm)

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn)

-GV mời HS thảo luận đưa ra ý kiến chọn tiết mục giao lưu.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- Mời cả lớp cùng đọc đoạn thơ:

“Mỗi người một việc giỏi,

Mỗi người một điều hay.

Thành muôn ngàn vật báu,

Tô điểm thế giới này!”

- Học sinh chia nhóm 2, cùng thảo luận.

- Các nhóm đưa ra ý kiến lựa chọn các tiết mục giao lưu

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Cả lớp cùng đọc đoạn thơ

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà xin ý kiến người thân về việc đăng ký tham gia CLB của trường phù hợp với sở thích

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà xin ý kiến người thân đăng kí tham gia CLB của trường.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

3. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 3

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề: NGÔI SAO CỦA TÔI, NGÔI SAO CỦA BẠN.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS chia sẻ được về sở thích của bản thân, những việc làm liên quan đến sở thích đó.

- Tìm được những bạn cùng lớp có chung sở thích với mình để cùng làm ra một sản phẩm hoặc tham gia hoạt động chung.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết sở thích của mình .

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng sở thích của bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ HS chia sẻ về sở thích của mình.

- Cách tiến hành:

- GV mở đoạn video có các tiết mục giao lưu “tài năng học trò”.

-GV mời HS cả lớp theo dõi video

+ Qua theo dõi video về các tài năng của các bạn em thấy thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS theo dõi

- HS lắng nghe.

-HS trả lời

- HS khác nhận xét.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+Học sinh cùng chia sẻ về những việc liên quan đến sở thích chung, phân công nhau thực hiện chung một sản phẩm, công việc.

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Kết nhóm theo sở thích

+ GV phát các ngôi sao để HS viết hoặc vẽ sở thích của mình vào khoảng giữa ngôi sao.

+ GV bật nhạc và đề nghị cắm ngôi sao của mình đi tìm những người bạn có cùng sở thích .

Ví dụ: Nhóm vẽ , nhóm ăn uống, nhóm đá bóng.. Với những bạn không trùng với ai thì GV cho vào nhóm sở thích độc đáo.

+ Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Sở thích được thể hiện qua sản phẩm và củng cố bằng các hoạt động và nếu có những người bạn cùng chung sở thích cùng thể hiện hoạt động thì thật vui.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS chọn nhóm của mình

- Nhóm khác nhận xét

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS cùng chia sẻ về những việc liên quan liên quan đến sở thích chung phân công nhau thực hiện chung một sản phẩm,một công việc.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Lập kế hoạch hoạt động của nhóm “ Cùng chung sở thích” (Làm việc nhóm 6)

- GV nêu yêu cầu, tổ chức hoạt động học sinh thảo luận nhóm 6 , đặt tên nhóm,bầu thư kí .

+ Mỗi nhóm lựa chọn một việc để làm chung.

Ví dụ:( Nhóm có sở thích nấu ăn cùng tìm hiểu công thức nấu ăn của một số món ăn ngày tết.

Nhóm thích diễn kịch để tập luyện trình diễn một tiểu phẩm . Nhóm xoay ru-bích, Nhóm đá bóng...)

+Mỗi nhóm viết ra giấy A3 kê hoạch thảo luận của nhóm mình.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 6, đặt tên nhóm, bầu thư kí ,đọc yêu cầu bài và tiến hành phân công nhiệm vụ thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về kế hoạch chung sở thích của nhóm qua sản phẩm.

- Các nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để thực hiện kế hoạch vừa lập

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề:SẢN PHẨM THEO SỞ THÍCH.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS chia sẻ về các sản phẩm hoặc thành tích liên quan đến sở thích của mình.

- Thực hiện kế hoạch hoạt động chung đã lập từ tiết trước.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết sở thích của mình .

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng sở thích của bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”để khởi động bài học.

-Sau khi khởi động xong em cảm thấy thế nào?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

-HS trả lời: Em thấy rất vui.( Em thấy rất sảng khoái)

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinhtự hào về sở thích của mình, khen ngợi cổ vũ về sở thích của các bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Chia sẻ với bạn về sản phẩm hoặc thành tích có liên quan đến sở thích của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+ Chia sẻ cùng bạn về sản phẩm hoặc thành tích liên quan đến sở thích lần lượt theo những gợi ý câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: - Đây là sản phẩm gì? ( hoặc Đây là thành tích gì?)

Câu hỏi 2: Em đã làm hoặc đạt được nó khi nào?

Câu hỏi 3: Để có được những sản phẩm hoặc thành tích này, em có cần ai hỗ trợ gì không?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

- Các nhóm nhận xét.

-Nhóm trả lời

-Nhóm khác nhận xét

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh thực hiện các kế hoạch đã nêu ra từ tiết trước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Kế hoạch nhóm “ Cùng chung sở thích” ( Làm việc nhóm 4 )

- GV nêu yêu cầu, tổ chức hoạt động học sinh thảo luận nhóm 4 .

+Mỗi thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ đã được phân công .

+ Mỗi nhóm cùng nghĩ ra thông điệp thể hiện sở thích của nhóm .

Ví dụ: Nhóm đầu bếp cá heo “ Nấu ngon lành, ăn sạch sành sanh”.Nhóm Thạch Sanh “ Khoẻ- Siêu khoẻ!”

- GV mời đại diện các nhóm trình bày

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, cùng quan sát lẫn nhau để tìm nét riêng của bạn.

- Các nhóm lên trình bày

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân

+ Tìm hiểu sở thích của người thân:

+ Chuẩn bị một cuốn sách yêu thích để giới thiệu với cả lớp .

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

4. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 4

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt cuối tuần: ĐỌC SÁCH THEO SỞ THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh giới thiệu được sở thích của bản thân thông qua việc lựa chọn sách đọc.

-Biết chọn sách đọc phù hợp với sở thích của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ sở thích của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá những sở thích của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để chia sẻ sở thích của bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+HS thuyết phục các bạn về lợi ích của việc đọc sách và sự liên quan của việc đọc đến sở thích cá nhân

Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV cho lớp hát bài “ Khi trang sách mở ra”để khởi động bài học.

+Sau khi khởi động em cảm thấy thế nào?

+ Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

-HS trả lời : Em thấy rất vui.

( Em thấy rất sảng khoái)

2. Khám phá:

-Mục tiêu: Học sinh chia sẻ cuốn sách yêu thích liên quan đến sở thích chung của nhóm.

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Lựa chọn cuốn sách yêu thích của nhóm(làm việc theo nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài ( Tìm những cuốn sách theo sở thích của em . Đọc sách và ghi chép lại)

- GV cho học sinh thảo luận nhóm 4:

- GV cho HS thảo luận các câu hỏi gợi ý

+ Tên cuốn sách là gì?

+ Tác giả của cuốn sách đó là ai?

+Nội dung cuốn sách nói về điều gì?

+Nêu một điểm thú vị của cuốn sách?

- GV mời các nhóm lên trả lời

- GV mời các nhóm HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Chia sẻ với nhau về những cuốn sách thật là có ích . Bạn sẽ giới thiệu cho mình những cuốn sách mà mình chưa biết tới.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện nhóm trả lời

- Đại diện nhóm nhận xét

3. Luyện tập:

- Mục tiêu: Học sinh phản hồi về phần giới thiệu sách của các bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2.Bình bầu cuốn sách nhiều người đọc.( Làm việc nhóm 4)

- GV cho học sinh thảo luận nhóm 4:

- GV tổ chức cách hoạt động cho học sinh

- GV mời nhóm trưởng của ban kiểm phiếu lên kiểm tra phiếu . Cuốn sách và người giới thiệu nào có nhiều lá phiếu nhất thì được chọn .

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các thành viên trong nhóm bình bầu người giới thiệu sách hay nhất và cuốn sách của nhóm

-HS bỏ phiếu kín cho cuốn sách và người giới thiệu sách.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân mua những cuốn sách theo sở thích.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt cuối tuần: DANH MỤC THEO SỞ THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh xây dựng được danh mục sách của bản thân và của nhóm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ sở thích của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá những sở thích của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để chia sẻ sở thích của bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Học sinh thuyết phục các bạn về lợi ích của việc đọc sách và sự liên quan của việc đọc đến sở thích cá nhân.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài “Em yêu trường em” để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh chia sẻ về kết quả tìm sách của mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Chia sẻ với bạn về cuốn sách mình đọc trong tương lai( Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+Mỗi thành viên kể tên những cuốn sách mình tìm được phù hợp với sở thích chung của nhóm

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Thảo luận để đưa ra danh mục sách cho nhóm cùng tìm đọc.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Xây dựng danh mục sách theo sở thích chung của nhóm( Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+Mỗi thành viên kể tên những cuốn sách mình tìm được phù hợp với sở thích chung của nhóm

+ Ví dụ: Nhóm những người yêu động vật thích đọc sách về thế giới động vật

+ Nhóm những người thích ảo thuật chọn đọc sách về ảo thuật gia nổi tiếng.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm đọc những cuốn sách trong danh mục đã xây dựng .

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

5. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 5

THỜI GIAN BIỂU CỦA EM – QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân và bước đầu thực hiện được thời gian biểu đề ra.

- Xác định đượcnhững thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.

3. Phẩm chất

- Thể hiện được sự khéo léo, thể hiện của bản thân qua sản phẩm tự làm.

- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bóng gai,

- Những mẩu giấy, băng giấy nhỏ.

- Thẻ từ: HỌC TÂP – CHĂM SÓC BẢN THÂN – GIẢI TRÍ – LA,F VIỆC NHÀ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: (3-5’)

* Mục tiêu: Tạo cảm giác vui tươi, gợi nhắc lại những việc HS thường làm hằng ngày, dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS tham gia trò chơi “Tung bóng”

- GV phổ biến cách chơi: GV tung bóng cho ai thì người đó phải kể tên một hoạt động trong ngày. GV có thể quy định khoảng thời gian: sáng, trưa, chiều, tối.

- GV nhận xét.

- GV tổ chức cho HS chơi.

GV dẫn vào nội dung chủ đề: Hằng ngày mỗi chúng ta thực hiện nhiều việc như học tập, sinh hoạt, vui chơi, những việc đó được thực hiện vào khoảng thời gian nào trong ngày chúng ta cùng chia sẻ nhé.

- GV dẫn dắt vào bài và ghi bài bảng

- HS lắng nghe, và tham gia trò chơi.

- HS tham gia chơi

Mỗi nhóm được nhận một bức tranh vẽ một nhân vật cổ tích hoặc nhân vật trong các cuốn sách quen thuộc với HS như: Nàng tiên cá, ông Bụt, cô Tấm, chú bé người gỗ, Dế Mèn, chú mèo Đi - hia,...

- HS lắng nghe

2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Xác định thời gian dành cho mỗi hoạt động trong ngày

Mục tiêu: Kể được các công việc thực hiện trong một ngày và thời gian dành cho từng công việc đó.

Cách tiến hành:

- GV đưa ra 4 thẻ từ: học tập, chăm sóc bản thân, giải trí, làm việc nhà

- GV yêu cầu HS có thể vẽ hoặc viết vào mẩu giấy những công việc theo gợi ý:

+ Học tập: Hoc ở trường; Tự học ở nhà;…

+ Giải trí: Đánh cầu lông, đọc sách;…

+ Chăm sóc bản thân: Đánh răng, rửa mặt,…

+ Làm việc nhà: Sắp xếp mâm bát, lau bàn,….

- GV hướng dẫn HS cách tô màu theo gợi ý với các hoạt động.

- Tổ chức cho HS tô màu vào để thể hiện rõ loại hoạt động.

- GV yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từng hoạt động mình đã làm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> GV kết luận: Em đã lớn, rất cần nhớ các việc cần làm trong một ngày để không ai phải nhắc nhở em

- HS quan sát.

- HS lắng nghe và nêu lại các gợi ý.

- HS thực hiện làm cá nhân.

- HS có thể tô màu theo gợi ý:

+ HĐ học tập: màu cam

+HĐ giải trí: màu xanh lá

+ HĐ chăm sóc bản thân: màu xanh dương

+ HĐ làm việc nhà: màu đỏ

- HS thực hành làm theo.

- HS nhận xét bài

- HS lắng nghe.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề (10’)

- Mục tiêu

+ HS xây dựng được thời gian biểu cho bản thân.

+ Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS vẽ ra giấy các khoảng thời gian trong ngày và trình bày theo cách của mình.

- GV mời HS thảo luận theo nhóm 4( 3 phút):

+ So sánh lịch hoạt động hằng ngày của các bạn trong nhóm. Nêu sự giống và khác nhau.

+ giải thích về sự khac snhau và giống nhau ấy.

+ Góp ý cho thời gian biểu của các bạn; điều chỉnh thời gian biểu sau nhận xét và góp ý của bạn.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> GV kết luận: Hằng ngày, có những hoạt động chúng ta thường xuyên thực hiện. Thời gian biểu sẽ giúp chúng ta làm việc có kế hoạch, giờ nào việc ấy.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS thực hiện : kẻ bảng; Vẽ vào từng khoang màu; Dùng các mẩu giấy, băng dính giấy để gắn lên thời gian biểu.

- HS thảo luận và thưc hành yêu cầu:

- HS nêu câu trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS đại diện trình bày.

- HS nhóm nhận xét.

4. Vận dụng(3-5’)

- Mục tiêu:

+ Giúp cho HS biết lên cần sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý.

- Cách tiến hành:

- GV đề nghị HS về nhờ người thân góp ý cho thời gian biểu của mình.

- GV gợi ý cho HS hãy trang trí thời gian biểu của mình đẹp mắt và dễ nhìn.

? Qua bài học hôm nay các em đã nhận biết được thêm điều gì?

- GV nhận xét tiết học

- GV dặn dò.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo ý tưởng.

- HS nêu câu trả lời theo ý hiểu của mình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

*************************************

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS biết tôn trọng vẻ bên ngoài của mình và mọi người.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS chia sẻ phản hồi về những góp ý của người thân về thời biểu và kết quả ban đầu của việc thực hiện thời gian biểu.

- Khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Trong lớp học, bàn ghế kê theo nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 5:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

* Tồn tại

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

b. Phương hướng tuần 6:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ thu hoạc sau trải nghiệm: Chia sẻ về việc thực hiện thời gian biểu của em.

* Mục tiêu: HS chia sẻ được việc thực hiện thời gian biểu của mình.

+ Cách tiến hành:

- GV đưa câu hỏi cho HS trả lời

? Em đã thực hiện các việc theo thời gian biểu như thế nào?

? Em có hoàn thành hết công việc theo thời gian biểu không? Vì sao?

? Em đã điều chỉnh những hoạt động nào trong thời gian biểu cho hợp lý?

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi về kết quả thực hiện thời gian biểu của mình.

- GV mời 2-3HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Kết luận: Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, nếu thấy chưa hợp lý, em có thể chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi.

b. Hoạt động nhóm:

Chơi trò chơi: “Giờ nào việc ấy”

Mục tiêu: Cùng tìm ra những điểm chung trong sinh hoạt hằng ngày với một số bạn để có động lực thực hiện thời gian biểu.

Cách tiến hành:

- GV làm quản trò và hướng dẫn HS cách chơi: Quản trò hô to giờ, có thể dùng một chiếc đồng hồ để tạo cảm xúc: “5 giờ chiều! Em làm gì?”; tất cả HS dưới lớp cùng thế hiện bằng động tác cơ thể một hoạt động.

- GV mời HS chơi trò chơi theo nhóm

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV kết luận: Có những thời gian mình thực hiện một hoạt động giống nhau, lúc ấy, hãy nghĩ xem bạn của mình đang làm gì ở nhà nhé!

3. Vận dụng.(3-5p)

- GV khuyến khích HS về nhà điều chỉnh thời gian biểu cho hợp lý..

- GV nhận xét tiết học

- GV dặn dò HS về tiếp tục thực hiện thời gian biểu mà mình đã lập ra. Và chuẩn bị bài sau.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 6.

- HS lắng nghe

+ HS trả lời theo ý hiểu của HS

- HS chia sẻ theo cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS cùng làm theo cách chơi

- HS thực hiện theo nhóm.

- HS lắng nghe .

- HS ghi nhớ và thực hiện.

- HS lắng nghe

.........................

6. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 6

Xem trong file tải về.

7. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 7

Xem trong file tải về.

8. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 8

Xem trong file tải về.

9. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 9

Xem trong file tải về.

10. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 10

Xem trong file tải về.

11. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 11

Xem trong file tải về.

12. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 12

Xem trong file tải về.

13. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 13

Xem trong file tải về.

14. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 14

Xem trong file tải về.

15. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 15

Xem trong file tải về.

16. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 16

Xem trong file tải về.

17. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 17

Xem trong file tải về.

18. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối - Tuần 18

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
7 25.933
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • TiểuHọc Cảnh Dương
    TiểuHọc Cảnh Dương

    sao không có tiết sinh hoạt dưới cờ ạ

    Thích Phản hồi 16/02/23