Giáo án Công nghệ 11 Cơ khí Kết nối tri thức trọn bộ cả năm

Tải về

Giáo án Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức cả năm - Mẫu kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Cơ khí lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống dưới đây là file word giáo án môn Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức phần Cơ khí được các thầy cô giáo biên soạn theo đúng hướng dẫn của Bộ giáo dục bám sát nội dung kiến thức trong SGK Công nghệ 11 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án lớp 11 môn Công nghệ bộ Kết nối, mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ giáo án Công nghệ 11 KNTT của Hoatieu bao gồm 2 mẫu. Toàn bộ nội dung giáo án Công nghệ Cơ khí lớp 11 Kết nối tri thức mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Nội dung giáo án Công nghệ Cơ khí lớp 11 KNTT kì 1

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

- Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

- Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực công nghệ:

- Năng lực nhận thức công nghệ: Trình bày được khái niệm, vai trò của ngành cơ khí chế tạo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số tranh ảnh/video về ngành cơ khí chế tạo trong nông nghiệp, GTVT, y tế,…

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, kích thích sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SHS và cho biết tên gọi các máy móc có trong hình.

Nội dung giáo án Công nghệ Cơ khí lớp 11 KNTT

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Hình la: là máy tiện.

+ Hình 1b: là robot.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung: việc sản xuất cơ khí ở Hình la SHS khác với Hình 1b SHS ở chỗ Hình lạ là dây chuyền sản xuất tự động, Hình 1b cần có sự tham gia của con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Các sản phẩm (công cụ, phương tiện, máy, thiết bị,...) mà con người sử dụng hàng ngày hầu hết là do ngành sản xuất cơ khí làm ra. Ngành cơ khí chế tạo là gì, vai trò, đặc điểm của cơ khí chế tạo ra sao, các bước trong quy trình chế tạo cơ khí như thế nào thì bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK và mô tả điều gì đang xảy ra.

Nội dung giáo án Công nghệ Cơ khí lớp 11 KNTT

GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:

Nội dung giáo án Công nghệ Cơ khí lớp 11 KNTT

+ Tên gọi và ứng dụng của các sản phẩm trong hình 1.2

+ Vai trò của các sản phẩm đó trong sản xuất và đời sống.

- GV cho HS xem video (clip) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=nUjNYKWEB24

Em hãy nêu vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất và đời sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS mô tả hình 1.1:

Hình cho thấy việc tên một chi tiết máy, thuộc ngành cơ khí.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

Hình 1.2a: Máy gia công cắt gọt ;

Hình 1.2b: máy khai thác mỏ;

Hình I c: máy gặt liên hợp;

Hình 1.2d: máy chế biến thực phẩm;

Hình 1.2e: máy phát điện;

Hình 1.2g: máy dệt.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV giới thiệu cho HS về nghề kĩ sư chế tạo máy thông qua hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp (SHS tr.8) giúp HS có thể định hướng và lựa chọn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cũng như thấy được xu thế và triển vọng của những nghề này.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

- Khái niệm:

+ Là ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của Toán học, nguyên lí của Vật lí, các kết quả của khoa học, kĩ thuật vật liệu và của các khoa học khác.

+ Để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.

- Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất gồm:

+ Chế tạo ra các công cụ máy giúp nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công.

+ Chế tạo đồ dùng, dụng cụ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Chế tạo ra các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ khí chế tạo

a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình, đọc thông tin mục II và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về đặc điểm của cơ khí chế tạo.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm của cơ khí chế tạo.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo được ứng dụng trong những ngành công nghiệp nào?

- GV cho HS làm việc theo cặp, liên hệ và vận dụng thực tế để trả lời câu hỏi: Sử dụng internet hoặc qua sách, báo.... em hãy kể tên một số sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo được sử dụng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế....

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc:

+ Hình 1.3a: là một cổng sắt;

+ Hình 1.3b: là hình tháp Eiffel ở thủ đô Paris (thuộc nước Pháp) là các sản phẩm thuộc ngành xây dựng, kiến trúc.

+ Hình 1.3c: Bồn bể chứa gas;

+ Hình 1.3d: tàu sân bay thuộc ngành tàu thuỷ; + Hình 1.3e: máy bay thuộc ngành kĩ thuật hàng không;

+ Hình 1.3g: các chi tiết máy dùng trong cơ khí

+ Đáp án: máy bừa, máy xay (ngành nông nghiệp); máy xúc, máy trải nhựa đường (ngành giao thông vận tải); máy X quang, máy đo nhịp tim,...

Máy xúc

Máy X quang

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Đặc điểm của cơ khí chế tạo

- Đối tượng lao động: các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác.

- Công cụ lao động: các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn...

- Yêu cầu: phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm....

- Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất.

- Phần lớn sản phẩm là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất.

.............................

Giáo án Công nghệ 11 Công nghệ cơ khí KNTT kì 2

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI 15: KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC (Tiết 37,38)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo, vai trò của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.

- Kể tên một số máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ tự học: Luôn chủ động tích cực tìm hiểu về cấu tạo, vai trò của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến khái quát về cơ khí động lực, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.

Năng lực công nghệ:

- Năng lực nhận thức công nghệ:

+ Trình bày được cấu tạo, vai trò của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.

+ Kể tên được một số máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ nêu ra trong bài học. Tích cực sưu tầm hình ảnh một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực và công dụng của chúng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV Công nghệ Cơ khí 11.

- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 15: hình ảnh sơ đồ chung của hệ thống cơ khí động lực, hình ảnh động cơ xe máy, hình ảnh một số dạng truyền động, hình ảnh truyền động xích xe máy,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- SGK Công nghệ Cơ khí 11.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Mở đầu

a) Mục tiêu: Xác định được các nguồn động lực sử dụng cho một số phương tiện giao thông.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.

c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu: Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.

- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.

Gợi ý trả lời: Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực là động cơ đốt trong.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 15. Khái quát về cơ khí động lực.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cấu tạo chung của hệ thống cơ khí động lực

a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, các bộ phận chính của hệ thống cơ khí động lực.

b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và rút ra được khái niệm và cấu tạo chung của hệ thống cơ khí động lực.

c) Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm, các bộ phận chính của hệ thống cơ khí động lực.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ chung của hệ thống cơ khí động lực (hình 15.1) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực.

- GV nêu các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Ví dụ (SGK – tr69) để tìm hiểu về hệ thống cơ khí động lực của xe máy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. CẤU TẠO CHUNG HỆ THỐNG CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

1. Sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực

Hệ thống cơ khí động lực thường bao gồm: nguồn động lực, hệ thống truyền động và máy công tác được liên kết với nhau.

..................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 936
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm