Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều đầy đủ

Tải về

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều trong bài viết dưới đây là mẫu soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 11 sách chuyên đề của bộ Cánh Diều. Kế hoạch bài dạy chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều được biên soạn bằng file word bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới lớp 11 môn Ngữ văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều chuyên đề 1

CHUYÊN ĐỀ 1

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

(Thời lượng 10 tiết)

PHẦN I. NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ( 5 TIẾT)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề VHTĐ.

- Nắm được một số phương pháp nghiên cứu VHTĐ.

- Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề VHTĐ

- Biết thực hiện được một bài thuyết trình về một vấn đề VHTĐ

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về VHTĐVN, trình bày được những nội dung nghiên cứu cụ thể

2. Về năng lực

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sang rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề VHTĐ được nghiên cứu

3. Về phẩm chất

- Yêu mến, tự hào, phát huy các giá trị VHTĐ Việt Nam

- Yêu thích việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu VHTĐVN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Tài liệu TK (sách,báo, tạp chí …về VHDG),máy tính,máy chiếu

- Phiếu học tập để HS thảo luận

- Bút, giấy màu để trinh bày sản phẩm…

- Tivi/máy chiếu, máy tính/điện thoại kết nối internet

- Công cụ hỗ trợ quản lí dạy học trực tuyến: Teams

- Công cụ khảo sát, đánh giá trực tuyến: Microsoft Forms

- Phần mềm hỗ trợ quay, dựng video

- Một số sp của HS sau khi hoàn thành CĐ1

- Mạng xã hội để công bố trực tuyến sản phẩm: Facebook, Youtube…

2. Danh mục học liệu

2.1. Trước khi tổ chức dạy học

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn.

- Sách chuyên đề Ngữ văn 11, Bộ Cánh diều.

- Khảo sát về năng lực công nghệ số của học sinh.

2.2. Trong khi tổ chức dạy học

- Video khởi động.

- Phiếu học tập.

2.3. Sau khi tổ chức dạy học

- Đánh giá việc nắm kiến thức của HS sau khi học chuyên đề:

- HS đánh giá và tự đánh giá

+ Tự đánh giá quá trình làm việc nhóm

+ Đánh giá báo cáo nghiên cứu một vấn đề VHTĐ và bài thuyết trình về một vấn đề VHTĐ

- Clip bài thuyết trình về một vấn đề VHTĐ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: Huy động, kích hoạt kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung bài học. Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

b.Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến VHTĐ.

c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trả lời câu hỏi

- GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề:

CH1:Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm VHTĐ mà em đã biết, đã học ở chương trình THCS?

CH2: VB nào sau đây không thuộc VHTĐ:

a. Bình Ngô Đại Cáo.

b. Hịch tướng sĩ

c. Chiếc lược ngà

d. Truyện Kiều

- GV yêu cầu nhóm HS dùng kĩ thuật ghi chú bên lề để chuẩn bị nội dung trình bày

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

B3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời và nhận xét.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý dẫn vào bài

Gợi ý 1: Các tác giả VHTĐ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…

- HS đưa ra một số tác phẩm HS được học ở THCS ( Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan).

Gợi ý 2: Đáp án c

................................

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều chuyên đề 2

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

(Thời lượng: 15 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

  • Xác định được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hoá.
  • Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại.

2. Về năng lực

  • Có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi với các cá nhân, nhóm.
  • Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại trong giao tiếp để làm giàu có và phong phú tiếng Việt.
  • Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

3. Về phẩm chất:

  • Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Sách chuyên đề, video, tranh ảnh, Máy chiếu, bảng, giấy A0, phiếu học tập

2. Học sinh: Sách chuyên đề, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BẢN CHẤT XÃ HỘI – VĂN HOÁ CỦA NGÔN NGỮ

( 5 tiết)

1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội (2 tiết)

A. KHỞI ĐỘNG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

a. Mục tiêu hoạt động:

- Hs hào hứng khi tìm hiểu chuyên đề ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

- Tạo tâm thế để dẫn dắt vào bài

b. Nội dung thực hiện:

- GV chuẩn bị 5 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh truy cập vào mã Quizizz để trả lời.

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Câu 1. Phương tiện giao tiếp nào được con người trên thế giới sử dụng nhiều nhất?

A.

Cử chỉ

B

Hình vẽ, ký hiệu

C

Ngôn ngữ

D

Âm nhạc

Câu 2: Lợi thế của ngôn ngữ so với các phương tiện giao tiếp khác là gì?

A.

Sử dụng được cả kênh thính giác và thị giác

B

Sử dụng kênh thính giác

C

Sử dụng kênh thị giác

D

Đáp án B và C

Câu 3: Hình ảnh dưới đây trích trong bộ phim nào?

Kế hoạch bài dạy chuyên đề Văn 11 Cánh Diều đủ 3 chuyên đề

A.

Cậu bé tinh nghịch

B

Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer

C

Cậu bé rừng xanh

D

Người sói

Câu 4: Nhận định sau đúng hay sai: “Ngôn ngữ là tài sản cá nhân.”

A.

Đúng

B

Sai

Câu 5: Vai trò của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp là gì?

A.

Trao đổi thông tin

B

Bộc lộc cảm xúc,

C

Phát triển nhận thức, tư duy.

D

Cả 3 đáp án trên

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời nhanh vào giấy note

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh bắt cặp chia sẻ đáp án với bạn bên cạnh và chấm chéo

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên dẫn dắt vào bài học

Đáp án:

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: D

............................

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều chuyên đề 3

ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

Thời gian thực hiện: 10 tiết

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn

- Biết cách đọc một tác giả văn học lớn

- Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

- Vận dụng hiểu biết từ chuyên đề đọc hiểu và viết về những tác giả văn học khác

- Biết thuyết trình về một tác giả văn học.

PHẦN I: SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA TÁC GIẢ VĂN HỌC

Thời gian thực hiện: 1tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh biết cách đọc về một tác giả văn học, nhận biết một số đặc điểm nổi bật về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, phong cách nghệ thuật của tác giả.

2. Về năng lực

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để đọc hiểu về một tác giả văn học; năng lực thu thập thông tin về tác giả; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận và đánh giá về một tác giả văn học

- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….

3. Về phẩm chất: Học sinh có thái độ trân trọng tài năng, con người cũng như những đóng góp của các tác giả văn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tình huống học tập và tâm thế thoải mái và gợi dẫn, khắc sâu kiến thức cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với học sinh

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Gv nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời:

1/ Em hãy kể tên một số tác giả văn học mà em biết?Em ấn tượng nhất là tác giả nào? Vì sao?

2/ Theo em dựa vào đâu để nhận diện một tác giả văn học?Dấu hiệu nào cho thấy tác giả có một sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp.

Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài học,

Học sinh kể tên các tác giả văn học mà mình biết. Lựa chọn một tác giả mà bản thân có ấn tượng nhất và trình bày suy nghĩ, cảm nhận về họ.

Học sinh trình bày những dấu hiệu nhận diện một tác giả văn học

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu hoạt động:

· Học sinh nắm bắt và nhận diện một tác giả văn học và đánh giá chung được về một tác giả văn học.

· b. Nội dung thực hiện:

· GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt những nội dung chính của mục I.

· GV hướng dẫn HS học theo từng đề mục trong sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

· HS thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về cách đọc một tác giả văn học.

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả văn học

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV gọi một số HS trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà và nêu câu hỏi, băn khoăn liên quan

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh chuẩn bị trình bày

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo, nhận xét, nêu băn khoăn, giải đáp băn khoăn của bạn

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức

- Khái niệm tác giả văn học

- Phân biệt phần tiểu sử với chủ thể sáng tạo của nhà văn

Hoạt động 2: Sự nghiệp văn chương của một tác giả văn học

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Gv gọi một HS đọc văn bản, các HS khác theo dõi

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau văn bản

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh tự suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh trình bày

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức

Hoạt động 3: Phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo từng cặp đôi các nhiệm vụ nêu ở trong sách

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ độc lập, thảo luận theo từng cặp đôi, nêu suy nghĩ, trao đổi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức

1. Tác giả văn học

- Tác giả văn học là người sáng tác nên tác phẩm văn chương, người thể hiện quan điểm, suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình về cuộc sống thông qua việc sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật ngôn từ.

+ Tác giả văn học có thể có tên hoặc không biết tên; có thể một người hoặc nhiều người

+Trong văn học viết tác giả văn học có thể được gọi là: nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch...hoặc được tôn vinh với các danh xưng: tác gia, thi hào, văn hào...

- Phân biệt phần tiểu sử với chủ thể sáng tạo của nhà văn (nhân tố đã hóa thân vào văn bản) để từ đó nhận thức được rắng: căn cứ chính xác để xác định, nhìn nhận, đánh giá một tác giả là phần hóa thân trong tác phẩm. Phần tiểu sử bên ngoài chỉ là thông tin phụ trợ, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác giả.

2. Sự nghiệp văn chương của một tác giả văn học

- Câu 1: HS nhận ra các thông tin cụ thể về sự nghiệp văn học của tác giả Nam Cao: hai giai đoạn sáng tác, hai mảng đề tài chính, các tác phẩm tiêu biểu ở từng mảng đề tài, nội dung chủ đạo của các sáng tác theo từng đề tài và vị trí của Nam Cao trong nền văn học nước nhà.

- Câu 2: Sự nghiệp văn chương của một tác giả là khái niệm chỉ quá trình, kết quả, thành tựu sáng tác văn học và những đóng góp của tác giả đối với nền văn học của một cộng đồng, dân tộc hoặc nhân loại.

3. Phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học

Nhận xét:

- Cả hai đoạn đều đề cập đến đặc điểm phong cách của các nhà văn. Đây là những điểm riêng, góp phần làm nên diện mạo, cá tính sáng tác của các tác giả, giúp phân biệt tác giả này với các tác giả khác, đồng thời tạo nên sự phong phú của thời kì/giai đoạn hoặc nền văn học

- Phong cách nghệ thuật của tác giả văn học:

+ Là những nét riêng, độc đáo của tác giả văn học

+ Thể hiện một cách thống nhất (trong đa dạng) qua các sáng tác văn chương của tác giả, cả trên bình diện nội dung lẫn hình thức.

............................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 2.277
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều đầy đủ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm