Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc 2024

Tải về

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc tại địa chỉ http://vhgtat.vinhphuc.gov.vn đã chính thức được phát động đến học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân… nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành luật ATGT của mọi người. Sau đây là câu hỏi và gợi ý đáp án thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc 2024, mời các bạn cùng tham khảo.

Đáp án Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đáp án Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

1. Đáp án thi trực tuyến Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đáp án Tuần 1 Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 1: Khái niệm về văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?

  • A. Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông.
  • B. Là ứng sử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.
  • C. Tất cả các phương án trên.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • D. Là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.

Câu 2: Khi tránh xe đi ngược chiều, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ: Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 3: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì: Dừng lại trước vạch dừng.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 4: Luật TTATGT đường bộ năm 2024 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

  • A. Ngày 01/01/2024
  • B. Ngày 01/11/2024
  • C. Ngày 01/01/2025Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • D. Ngày 01/11/2025

Câu 5: Luật Giao thông đường bộ hiện hành được ban hành năm nào?

  • A. Năm 2008Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • B. Năm 2007
  • C. Năm 2010
  • D. Năm 2009

Câu 6: Luật TTATGT đường bộ năm 2024 quy định: Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô có được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không: Không. Trừ loại ô tô có 1 hàng ghế thì được ngồi, người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ emĐáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 7: Đặc điểm của biển báo cấm là gì?

  • A. Là loại biển hiệu có hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh, bên trong có hình vẽ hoặc chữ màu trắng.
  • B. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • C. Hình tròn nền xanh
  • D. Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung cần biết.

Câu 8: Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn: Phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần từ mọi hướng, vừa qua đường vừa quan sát.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 9: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì: Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 10: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định như vậy trong văn kiện nào dưới đây?

A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (ngày 12/12/1946).

B. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 25/11/1945).

C. Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” (ngày 5/11/1946).Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

D. Lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" (ngày 19/12/1946).

Câu 11: Đâu là nội dung mới của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng?

  • A. Tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm.
  • B. Sửa đổi một số quy định về thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt.
  • C. Tất cả các nội dung trên.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • D. Sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm.

Câu 12: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?

  • A. Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.
  • B. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
  • C. Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • D. Đi qua đường cùng người lớn.

Câu 13: Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?

  • A. Cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía. trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Cấm xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.
  • B. Giảm tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt. Không được gây trở ngại cho xe sau vượt.
  • C. Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  • D. Tất cả các phương án trên.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 14: Khi tham gia giao thông những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

  • A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
  • B. Lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • C. Dùng tay sử dụng điện thoại khi đang lái xe.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 15: Đâu là trụ cột về an toàn giao thông đường bộ được nêu trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045?

  • A. Phương tiện giao thông, Người tham gia giao thông.
  • B. Ứng phó sau tai nạn giao thông.
  • C. Quản lý Nhà nước, Kết cấu hạ tầng.
  • D. Tất cả các nội dung trên.Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

2. Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

1. Đối tượng dự thi

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức đoàn thể, hội viên, đoàn thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung thi

Các quy định của Luật Giao thông đường bộ; Luật đường bộ 2024; Luật trật tự ATGT đường bộ năm 2024; Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Đề án Xây dựng văn hoá giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2030.

3. Hình thức thi

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc tại địa chỉ: http://vhgtat.vinhphuc.gov.vn/

4. Thời gian thi:

- Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về văn hóa giao thông an toàn Vĩnh Phúc diễn ra từ ngày 01/11/2024 đến ngày 31/12/2024.

- Số lần tổ chức thi: 04 lần

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 167
Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm