Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, TNXH..... là đáp án để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành bài tập trong tập huấn sử dụng SGK mới của Nhà xuất bản Giáo dục.

1. Đáp án tập huấn Toán lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 2 là gì?

A. Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK Toán 1 hiện hành

B. Thiết kế nội dung theo các chủ đề, mỗi chủ đề biên soạn theo các bài học, mỗi bài học có thể có nhiều tiết học. Cấu trúc bài học rõ ràng, thuận lợi cho cả GV và HS khi sử dụng

C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức đan xen vào nhau trong cả năm học

D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là 1 tiết học

2. Ngoài đặc điểm đổi mới về cấu trúc nêu trên, SGK Toán 2 có những điểm mới chủ yếu nào dưới đây?

(1) Nội dung luôn được gắn với thực tiễn; hỗ trợ đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá; lồng ghép, tích hợp nội dung nội môn, liên môn,...

(2) Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt.

(3) Minh hoạ sách được đặc biệt chú trọng.

(4) Xây dựng hệ thống bài tập mẫu để HS thực hành, luyện tập.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (3).

3. Dạy học phần Khám phá trong SGK Toán 2 nhằm mục tiêu cơ bản nào?

A. Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới

B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học

C. Luyện tập, củng cố kiến thức

D. Kiểm tra bài đã học

4. Dạy học phần Hoạt động trong SGK Toán 2 nhằm mục tiêu cơ bản nào?

A. Thực hành vận dụng kiến thức bổ sung (ngoài kiến thức ở phần Khám phá)

B. Giúp HS thực hành vận dụng kiến thức ở mức độ cơ bản (vận dụng trực tiếp kiến thức ở phần Khám phá)

C. Thực hành vận dụng kiến thức tổng hợp của chủ đề.

D. Thực hành vận dụng nâng cao kiến thức.

5. Dạy học phần Trò chơi trong tiết học ở SGK Toán 2 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?

(1) Củng cố kiến thức đã học. Gây hứng thú học tập cho HS.

(2) Tăng sự tương tác giữa HS và HS, giữa GV và HS.

(3) Giúp đỡ HS yếu kém.

(4) Hỗ trợ GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. 2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

6. Dạy học phần Luyện tập trong SGK Toán 2 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?

(1) Phần Luyện tập (sau phần Hoạt động của cùng một bài học) giúp HS củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức trong bài học thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.

(2) Phần Luyện tập (trong bài Luyện tập chung, sau một chùm bài, sau mỗi chủ đề hoặc trong Ôn tập cuối học kì) giúp HS ôn tập, củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức của một phần chủ đề đã học, hoặc của cả chủ đề thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.

(3) Chủ yếu là giúp HS khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3).

7. Những ưu, nhược điểm cơ bản của hai tiết dạy minh hoạ (qua xem băng hình) là gì?

(1) Cả hai tiết dạy đều đã đạt được mục tiêu bài học (Tiết 1 giúp HS hình thành biểu tượng, nhận biết được khối lập trụ, khối cầu và vận dụng, nhận biết các đồ vật trong thực tế có dạng khối trụ, khối cầu; Tiết 2 giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng tính nhẩm phép cộng, trừ (qua 10) trong phạm vi 20 qua các dạng bài tập khác nhau và thực hiện Trò chơi trong SGK Toán 2).

(2) Tiết 1, đưa thêm Trò chơi vào để củng cố kiến thức là hơi nặng so với đại trà, Bài tập 3 chưa khai thác được tính tích hợp (gọi tên các bộ phận của con người). Tiết 2, GV chưa thật quan tâm đầy đủ tới các đối tượng HS.

(3) Cả hai tiết dạy đều không đạt yêu cầu.

(4) Trong cả hai tiết dạy: Hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa dạng, nhiều hoạt động, tạo sự hấp dẫn của bài học, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. GV chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, HS được hoạt động nhiều. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV phù hợp với loại hình bài học đặc trưng.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

8. Các loại hình kiểm tra, đánh giá và mục tiêu của mỗi loại hình đó trong việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với Toán 2 là gì?

(1) Có hai loại hình kiểm tra, đánh giá về học tập là Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì.

(2) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS. Đánh giá định kì nhằm xác định mức độ kết quả đạt được của HS so với Chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực và công nhận thành tích học tập của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.

(3) Đánh giá định kì ở lớp 2 có 4 bài kiểm tra môn Toán vào: giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối năm học.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3)

9. Xây dựng kế hoạch bài học để dạy tốt SGK Toán 2 cần đạt những yêu cầu cơ bản nào?

(1) Làm rõ vị trí của tiết dạy trong chủ đề, bài học (trước đã học gì, sau sẽ học gì); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.

(2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS, đạt hiệu quả, tránh áp đặt, hình thức.

(3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,... phù hợp và dự kiến phương án sử dụng.

(4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

10. Cần lưu ý gì khi khai thác thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học?

(1) Sử dụng thiết bị, học liệu cần linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả.

(2) Khuyến khích GV, HS sáng tạo, bổ sung đồ dùng học tập phù hợp với đối tượng HS và thực tế địa phương.

(3) Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học,... trong tất cả các tiết dạy học.

(4) Tạo điều kiện cho HS được thực hành, trải nghiệm, tự tin, thích thú.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

2. Đáp án tập huấn Tiếng Việt lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 1. Cấu trúc Tiếng Việt 2 thiết kế như thế nào? Ý nào đúng nhất?

A. Mỗi tuần có 2 bài, bài 4 tiết và bài 6 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập

B. Mỗi tuần có 2 bài, bài 4 tiết và bài 6 tiết; mỗi học kì có ôn giữa kì và ôn cuối kì

C. Mỗi tuần có 2 bài, bài 4 tiết và bài 6 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập; trật tự bài 4 tiết và bài 6 tiết trong mỗi tuần linh hoạt

D. Mỗi tuần có 2 bài, bài 4 tiết và bài 6 tiết; trật tự bài 4 tiết và bài 6 tiết trong mỗi tuần linh hoạt

Câu hỏi 2. Cấu trúc bài học ở mỗi tập được thiết kế như thế nào?

A. Bài 4 tiết và bài 6 tiết ở 2 học kì có cấu trúc không thay đổi

B. Bài 4 tiết ở học kì 2 nâng cao đáng kể so với học kì 1, bài 6 tiết có cấu trúc không thay đổi

C. Bài 4 tiết có cấu trúc không thay đổi, bài 6 tiết ở học kì 2 có phần nâng cao hơn so với học kì 1

D. Bài 4 tiết và bài 6 tiết ở học kì 2 đều có cấu trúc nâng cao hơn so với học kỳ 1

Câu hỏi 3. Tỉ lệ ngữ liệu thuộc các thể loại, loại VB trong Tiếng Việt 2 như thế nào?

A. Chia đều 3 phần: 1) Thơ, 2) VB thông tin, 3) Truyện và các thể loại văn học khác

B. Truyện và các thể loại văn học khác nhiều nhất, sau đó là thơ, cuối cùng là VB thông tin

C. Thơ nhiều nhất, sau đó là truyện và các thể loại văn học khác, cuối cùng là VB thông tin

D. Truyện và thơ có tỉ lệ tương đương, VB thông tin ít hơn

Câu hỏi 4. Cấu trúc bài học có ngữ liệu là truyện có gì khác so với bài học có ngữ liệu thuộc các kiểu loại VB khác?

A. Khác biệt không đáng kể

B. Khác biệt đáng kể

C. Không có gì khác biệt

D. Giống với bài học có ngữ liệu là thơ, khác với bài học có ngữ liệu thuộc thể loại hay loại VB khác

Câu hỏi 5. Các chủ điểm trong bộ sách được sắp xếp như thế nào?

A. Tập 1 có 4 chủ điểm, tập 2 có 5 chủ điểm; mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 5 tuần

B. Mỗi tập có 4 chủ điểm; mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 5 tuần

C. Tập 1 có 4 chủ điểm, tập 2 có 5 chủ điểm; mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần

D. Mỗi tập có 5 chủ điểm; mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần

Câu hỏi 6. Hoạt động thực hành nghi thức lời nói được thực hiện ở phần nào của bài học?

A. Ở phần luyện tập theo VB đọc

B. Ở phần thực hành Nói và nghe

C. Ở phần luyện tập của bài 6 tiết

D. Ở phần luyện tập của bài 4 tiết

Câu hỏi 7. Mục tiêu CƠ BẢN của hoạt động mở đầu (Khởi động) trong các bài học của Tiếng Việt 2 là gì?

A. Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng từ bài học cũ để học bài học mới

B. Huy động hiểu biết, trải nghiệm vốn có của HS vào việc học văn bản mới

C. Giúp HS ôn tập bài cũ, kết nối bài học cũ với bài học mới

D. Khơi gợi trí tò mò của HS

Câu hỏi 8. Hoạt động đọc trong Tiếng Việt 2 có gì khác so với Tiếng Việt 1?

A. Có thêm hoạt động khởi động trước khi đọc VB

B. Có thêm yêu cầu học thuộc lòng 1 – 2 khổ thơ đối với bài có ngữ liệu là thơ

C. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu đa dạng hơn

D. Ngữ liệu đọc có thêm văn bản thông tin

Câu hỏi 9. Kĩ năng viết được rèn luyện, phát triển chủ yếu thông qua những hoạt động nào trong Tiếng Việt 2?

A. Tập viết chữ hoa, nghe – viết chính tả, làm bài tập chính tả, viết đoạn

B. Tập viết chữ hoa, nghe – viết chính tả, nhìn – viết chính tả, làm bài tập chính tả, viết đoạn

C. Tập viết chữ hoa, nghe – viết chính tả, nhìn – viết chính tả, viết đoạn

D. Tập viết chữ hoa, nghe – viết chính tả, nhìn – viết chính tả, viết đoạn

Câu hỏi 10. Những kiểu đoạn văn nào dưới đây HS cần thực hành viết trong Tiếng Việt 2?

A. Kể lại một sự việc, tả một đồ vật, thể hiện tình cảm đối với người thân, tả người thân, giới thiệu về một đồ vật

B. Kể lại một sự việc, tả một đồ vật, thể hiện tình cảm đối với người thân, thể hiện tình cảm đối với sự việc, giới thiệu về một đồ vật

C. Kể lại một sự việc, tả một đồ vật, tả phong cảnh, thể hiện tình cảm đối với người thân, thể hiện tình cảm đối với sự việc

D. Kể lại một sự việc, tả một đồ vật, tả một loài vật, thể hiện tình cảm đối với người thân, giới thiệu về một đồ vật

Câu hỏi 11. GV cần chú ý những gì khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho HS?

A. Yêu cầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện được chia thành 2 mức độ tương ứng với hai học kì

B. Tùy theo khả năng của HS và điều kiện của nhà trường, GV có thể tổ chức nhiều hình thức kể chuyện đa dạng

C. Sau kể chuyện ở lớp, có phần vận dụng

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng

Câu hỏi 12. Điểm đáng chú ý trong việc phát triển kĩ năng đặt câu cho HS trong Tiếng Việt 2 là gì?

A. Sách kế thừa các khái niệm kiểu câu như Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào? trong Tiếng Việt 2 trước đây

B. Sách không hướng HS tìm hiểu đặc điểm cấu trúc của câu mà hướng vào nghĩa và chức năng (mục đích sử dụng) của câu

C. Thay vì dùng khái niệm kiểu câu Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào?, Tiếng Việt 2 dùng các khái niệm: câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm

D. Hai phương án B và C đều đúng

Câu hỏi 13. Mục đích chủ yếu của hoạt động Đọc mở rộng là gì?

A. Giúp HS có cơ hội được đọc nhiều VB trong năm học

B. Giúp HS hình thành, phát triển thói quen, kĩ năng tìm sách báo để đọc

C. Giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc một VB mới

D. Cả B và C đều đúng

Câu hỏi 14. Tính mở của Tiếng Việt 2 thể hiện ở chỗ nào?

A. GV có thể linh hoạt trong việc phân bổ thời gian cho mỗi hoạt động trong bài học

B. GV có thể thay đổi một số nội dung dạy học miễn là đáp ứng được mục tiêu của bài học

C. GV có thể cắt giảm một số hoạt động được thiết kế trong sách giáo khoa nếu HS không đủ thời gian để hoàn thành

D. Chọn A và B

Câu hỏi 15. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếng Việt 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống khác hoàn toàn với Tiếng Việt 2 cũ (theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2000)

B. Bài dạy được quay clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy đó

C. Với Tiếng Việt 2, GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau

D. Tiếng Việt 2 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học

3. Đáp án tập huấn Đạo đức lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 1. Đặc điểm cơ bản nhất của SGK Đạo đức 2 là gì?

A. Thiết kế theo định hướng tiếp cận nội dung.

B. Thiết kế theo định hướng phát triển năng lực.

C. Hình thức đẹp.

D. Có tính phân hoá cao.

Câu hỏi 2. Mỗi bài học trong SGK Đạo đức 2 có các hoạt động cơ bản nào?

A. Tìm hiểu, Thực hành, Vận dụng, Mở rộng.

B. Mở đầu, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng.

C. Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.

D. Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Mở rộng.

Câu hỏi 3. Hoạt động Khởi động trong SGK Đạo đức 2 nhằm mục đích gì?

A. Tạo tâm thế tích cực, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của HS để vào bài mới​​​​​​​.

B. Giúp HS khám phá tri thức mới​​​​​​​.

C. Giúp HS nhớ lại tri thức cũ.

D. Giúp HS rèn kĩ năng.

Câu hỏi 4. Có thể sử dụng hình thức Khởi động nào trong dạy học Đạo đức 2?

A. Tổ chức hoạt động tập thể (hát, chơi trò chơi,…)

B. Kể chuyện, xem video.

C. Chia sẻ trải nghiệm.

D. Tuỳ bài học để sử dụng linh hoạt một trong các hình thức trên.

Câu hỏi 5. Hoạt động Khám phá trong SGK Đạo đức 2 nhằm mục đích gì?

A. Ôn lại tri thức cũ.

B. Tìm hiểu tri thức mới.

C. Thực hành những điều đã học.

D. Liên hệ thực tiễn.

Câu hỏi 6. Có thể sử dụng phương pháp dạy học nào trong hoạt động Khám phá?

A. Kể chuyện.

B. Đàm thoại.

C. Thảo luận nhóm.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 7. Hoạt động Luyện tập trong SGK Đạo đức 2 nhằm mục đích gì?

A. Kiểm tra kiến thức bài cũ.

B. Tìm hiểu kiến thức bài học mới.

C. Ôn luyện tri thức, rèn kĩ năng.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 8. Có thể sử dụng dạng bài tập nào trong hoạt động Luyện tập?

A. Lựa chọn đúng/sai.

B. Nhận xét hành vi.

C. Xử lí tình huống.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 9. Hoạt động Vận dụng trong SGK Đạo đức 2 nhằm mục đích gì?

A. Áp dụng những điều đã học vào không gian mới, tình huống mới.

B. Nhận xét, đánh giá hành vi của người khác.

C. Bày tỏ thái độ.

D. Ghi nhớ những điều đã học.

Câu hỏi 10. Thông điệp trong SGK Đạo đức 2 nhằm mục đích gì?

A. Ôn lại bài cũ.

B. Hiểu được bài mới.

C. Ghi nhớ chuẩn mực hành vi đã học.

D. Luyện tập tri thức đã học.

Câu hỏi 11. SGK Đạo đức 2 có những dạng bài nào?

A. GD đạo đức.

B. GD kĩ năng sống.

C. GD pháp luật

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 12. Kết quả quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là gì?

A. Giáo dục được hành vi và thói quen đạo đức cho HS.

B. Hình thành được nhận thức đúng đắn cho HS.

C. Hình thành được niềm tin cho HS.

D. Phát triển được năng lực tư duy cho HS.

Câu hỏi 13. Phương pháp dạy học nào được sử dụng phổ biến nhất trong dạng bài giáo dục kĩ năng sống?

A. Kể chuyện.

C. Đàm thoại.

B. Tập luyện theo mẫu hành vi.

D. Thảo luận nhóm.

Câu hỏi 14. Phương pháp kiểm tra, đánh giá nào có ý nghĩa nhất trong môn Đạo đức?

A. Kiểm tra đánh giá qua lời nói của HS.

B. Kiểm tra, đánh giá qua bài viết của HS.

C. Kiểm tra, đánh giá qua quan sát hành động, việc làm của HS.

D. Kiểm tra, đánh giá qua nhận xét của cha mẹ HS.

Câu hỏi 15. Nên sử dụng thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học Đạo đức 2 như thế nào?

A. Sử dụng càng nhiều càng tốt.

B. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

D. Không nên sử dụng vì phức tạp, mất thời gian.

C. Hạn chế sử dụng.

Câu hỏi 16. Nên sử dụng SGV Đạo đức 2 như thế nào?

A. Xây dựng kế hoạch bài học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở những gợi ý của sách.

B. Sách mang tính pháp lệnh, chỉ cần dạy học theo sách.

C. Không cần thiết phải sử dụng sách vì sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của GV.

D. Có thể sử dụng sách nhưng không được thay đổi vị trí các chủ đề/bài học.

4. Đáp án tập huấn Mỹ thuật lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 1. SGK Mĩ thuật 2 có cấu trúc như thế nào?

A. Bao gồm: Hướng dẫn sử dụng sách, Lời nói đầu, Mục lục, Nội dung, Một số thuật ngữ dùng trong sách.

B. Bao gồm: Mục lục, Lời nói đầu, Nội dung, Một số thuật ngữ dùng trong sách.

C. Bao gồm: Mục lục, Nội dung, Một số thuật ngữ dùng trong sách.

D. Bao gồm: Lời nói đầu, Nội dung, Một số thuật ngữ dùng trong sách.

Câu hỏi 2. SGK Mĩ thuật 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có những điểm mới trong thực hành sáng tạo như thế nào?

A. Dạng bài 2D

B. Dạng bài 3D

C. Đa chất liệu

D. Cả 3 phương án trên

Câu hỏi 3. Cấu trúc một chủ đề trong SGK Mĩ thuật 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được thể hiện như thế nào?

A. Các chủ đề đều đưa ra khung hoạt động, không đưa nội dung.

B. Bao gồm các hoạt động: Quan sát, Thể hiện, Thảo luận, Vận dụng.

C. Kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

D. Bao gồm khung hoạt động và các hình thức tổ chức dạy học.

Câu hỏi 4. Sử dụng nét màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích được thể hiện ở chủ đề mấy trong SGK Mĩ thuật 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 5. Cách trình bày một chủ đề/ kế hoạch bài học trong SGV Mĩ thuật 2 hỗ trợ cho việc dạy học môn Mĩ thuật lớp 2 như thế nào?

A. Theo dõi được các hoạt động dạy học cần được tổ chức; Định hướng, biết được cách thức tổ chức hoạt động học tập của HS; Tham khảo câu hỏi gợi ý và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

B. Thực hiện tích hợp liên môn để hình thành phẩm chất, năng lực cho HS.

C. Thực hiện các nội dung dạy học theo phương pháp mới.

D. Giúp HS phát hiện vấn đề qua những sự vật, sự việc và hiện tượng xung quanh mình.

Câu hỏi 6. Hãy cho biết những chủ đề nào thuộc dạng bài hình thành khái niệm trong SGK Mĩ thuật 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Chủ đề 1,3,6,8,9

B. Chủ đề 1,2,4,5,8

C. Chủ đề 1,2,3,4,5,6

D. Chủ đề 1,3,4,6,7,8

Câu hỏi 7. Hãy cho biết những chủ đề nào thuộc dạng bài sử dụng khái niệm trong SGK Mĩ thuật 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống?

A. Chủ đề 4,6,8,9,10

B. Chủ đề 5,6,8,9,10

C. Chủ đề 6,7,8,9,10

D. Chủ đề 4,6,7,9,10

Câu hỏi 8. Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật lớp thuật 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống như thế nào?

A. Phương pháp dạy học theo phân môn.

B. Phương pháp dạy học theo chủ đề.

C. Phương pháp dạy học tích hợp.

D. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Câu hỏi 9. Đánh giá môn Mĩ thuật theo những mức độ nào?

A. Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu

B. Tốt – Khá – Trung bình – Yếu

C. Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu

D. Hoàn thành tốt – Hoàn thành – Chưa hoàn thành

Câu hỏi 10. Đánh giá môn Mĩ thuật từ năm học 2021 – 2022 theo thông tư nào?

A. Thông tư 27

B. Thông tư 58

C. Thông tư 30

D. Thông tư 27, 30

5. Đáp án tập huấn Tự nhiên xã hội lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Năng lực đặc thù trong môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm các thành phần nào?

A. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

B. Nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

C. Nhận thức khoa học; tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

D. Nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức đã học.

Câu 2. Mục tiêu của giai đoạn Khám phá trong một bài học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là HS được

A. khởi động vào bài mới

B. trải nghiệm và tương tác đề hình thành kiến thức, kĩ năng mới

C. trải nghiệm trong môi trường xung quanh

D. vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

Câu 3. Mục tiêu của giai đoạn Thực hành trong một bài học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là gì?

A. HS được thực hiện các thao tác tay chân

B. HS được trải nghiệm để khám phá ra kiến thức mới

C. HS củng cố các kiến thức, kĩ năng đã được khám phá

D. HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

Câu 4. Mục tiêu của giai đoạn Vận dụng trong một bài học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là gì?

A. HS được học bên ngoài môi trường để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

B. HS được trải nghiệm để khám phá ra kiến thức mới.

C. HS được củng cố các kiến thức, kĩ năng đã được khám phá

D. Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống học tập mới hoặc vào thực tiễn

Câu 5. Các phẩm chất cần được hình thành và phát triển cho HS là:

A. nhân ái, yêu đồng bào, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

B. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

C. yêu nước, nhân ái, chăm làm, trung thực, trách nhiệm

D. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, thật thà, trách nhiệm

Câu 6. Trong các quan điểm biên soạn sau, quan điểm nào KHÔNG phải là quan điểm biên soạn SGK TNXH 2?

A. đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học

B. kết nối tri thức với cuộc sống thực của các em

C. Coi trọng việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức khoa học

D. hỗ trợ các phương pháp tổ chức học tập theo hướng HS được chủ động, tích cực

Câu 7. Số bài học và số tiết trong sách Tự nhiên và Xã hội 2 là

A. 31 bài và 70 tiết

B. 26 bài và 70 tiết

C. 28 bài và 80 tiết.

D. 20 bài và 60 tiết

Câu 8. Việc xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt KHÔNG nhằm mục đích?

A. Gây hứng thú cho HS

B. Làm cho các kiến thức khoa học trở nên gần gũi, thiết thực với HS

C. Gợi ý các hoạt động học tập

D. Tăng tính tương tác giữa HS

Câu 9. Cấu trúc của bài học lần lượt diễn ra theo thứ tự là các hoạt động nào?

A. Mở đầu, khám phá, thực hành, liên hệ

B. Mở đầu, khám phá, vận dụng, thực hành

C. Mở đầu, khám phá, thực hành, vận dụng

D. Kiểm tra bài cũ, khám phá, thực hành, vận dụng

Câu 10. Các năng lực chung cần được hình thành và phát triển cho HS là

A. tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

B. tự chủ; giao tiếp; giải quyết vấn đề và sáng tạo

C. tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề

D. tự học; hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

6. Đáp án tập huấn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Một trong những quan điểm xây dựng Chương trình HĐTN và thiết kế SGK HĐTN là quan điểm mở, linh hoạt. Điều đó có ý nghĩa gì?

A. Nhà trường và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học

B. Học sinh tự chủ, tự lập kế hoạch hành động và thực hiện

C. HĐTN được tiến hành ngoài giờ học, khi Nhà trường và GV sắp xếp được thời gian phù hợp

D. Các tác giả SGK cần lựa chọn nội dung có tính bao quát cao, khả thi ở hầu hết các vùng miền và đề xuất nhiều phương án HĐ để GV lựa chọn cho phù hợp với trình độ và đặc điểm khác biệt của HS, năng lực và sở trường của GV, phù hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, xã hội và nội dung giáo dục của địa phương

Câu 2. Bản chất của HĐTN và HĐTN HN trong chương trình giáo dục phổ thông

A. HĐTN được đưa vào nội dung Sinh hoạt dưới cờ và các CLB học sinh với những quy trình hoạt động được thiết kế kĩ lưỡng, có hệ thống

B. Khác với HĐTN của từng môn học riêng biệt, hệ thống HĐTN được thiết kế theo mạch nội dung đầy đủ, cân đối, dựa trên các thử thách thực tế trong CS của HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS ứng dụng các kiến thức tổng hợp từ tất cả các môn học để giải quyết nhiệm vụ

C. HĐTN là HĐ giáo dục được chính thức đưa vào thời lượng học tập, hoat động trên lớp, được thiết kế đồng bộ, có mục tiêu, yêu cầu cần đạt rõ ràng cho từng nội dung, tiết hoạt động, góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất, năng lực của HS

D. HĐTN là những hoạt động trải nghiệm thực địa, tạo điều kiện đưa HS đến gần với cuộc sống, học đi đôi với quan sát và thực hành

Câu 3: Hãy sắp xếp thứ tự các thời điểm của HĐTN

A. Gợi lại kinh nghiệm cũ – Tiến hành HĐ trải nghiệm- Khái quát hoá kiến thức, kỹ năng mới- Nhiệm vụ ứng dụng

B. Gợi lại kinh nghiệm cũ - Khái quát hoá kiến thức, kỹ năng mới- Tiến hành HĐ trải nghiệm - Nhiệm vụ ứng dụng

C. Tiến hành HĐ trải nghiệm - Gợi lại kinh nghiệm cũ - Khái quát hoá kiến thức, kỹ năng mới- Nhiệm vụ ứng dụng

Câu 4. Nêu cách mạch nội dung hoạt động chính trong chương trình HĐTN 2

A. Khởi động

B. Khám phá chủ đề

C. Mở rộng và tổng kết chủ đề

D. Cam kết hành động

Câu 5. Dạng nhiệm vụ nào không có hoặc hạn chế sử dụng trong SGK HĐTN 2?

A. Trò chơi

B. Quan sát, thảo luận

C. Xem tranh và lựa chọn hành động đúng, sai theo nội dung các tình huống giả định được mô tả trong tranh

D. Hoạt động theo dự án chung của nhóm, tổ

Câu 6. Hoạt động nào GV cần tiết chế, không lạm dụng trong quá trình tổ chức HĐTN

A. Sử dụng phương pháp tương tác tích cực, đa dạng, tập trung tạo động lực hành động ở từng HS

B. Tổ chức môi trường sư phạm cho hoạt động trải nghiệm, phương pháp tạo “khu vực tâm lý thoải mái” cho HS

C. GV cần nắm vững một số kỹ thuật quan trọng của việc tổ chức HĐTN: Kỹ thuật đặt câu hỏi thảo luận, kỹ thuật kiểm soát lớp, kỹ thuật phản hồi và nhận phản hồi

D. Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm bằng điểm số sau mỗi tiết hoạt động

E. Tích cực sử dụng các công cụ kỹ thuật, công nghệ; luôn luôn soạn kịch bản hoạt động trên ppt để trình chiếu cho HS

Câu 7. Để tạo động lực tham gia hoạt động ở lớp và hành động ở nhà cho HS, GV có thể thực hiện những việc gì khi tổ chức HĐTN?

A. So sánh kết quả HĐTN của từng cá nhân HS sau mỗi tiết HĐTN, vinh danh, khen thưởng cá nhân HS thực hiện tốt

B. Bám sát thực tế cuộc sống của học sinh; sử dụng các đạo cụ, giáo cụ trực quan được lấy từ cuộc sống thực tế

C. Tổ chức các cuộc thi theo nhóm, tổ có quà tặng, giải thưởng cho tất cả các thành viên của nhóm, tổ khi chiến thắng

D. Khuyến khích, lắng nghe các phản hồi của HS sau khi tiến hành trải nghiệm thực tế nhằm hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, chia sẻ các cảm xúc cả tích cực lẫn tiêu cực nảy sinh trong quá trình hành động

Câu 8. Những điểm nổi bật đáng chú ý, tạo được sự khác biệt cho SGK HĐTN 2

A. Nhiều hình ảnh thể hiện các tình huống khác nhau để HS lựa chọn phương án đúng hoặc sắp xếp thứ tự các hoạt động theo nội dung HĐTN

B. Chú trọng các việc làm cụ thể, thực tế, không nói chung chung, không học qua tranh ảnh, lý thuyết – Từ đó, những khó khăn nảy sinh cũng rất thực tế, mỗi HS, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có vấn đề riêng của mình

C. Tính đa dạng trong các phương thức HĐTN được đề xuất trong SGK nhằm gây được bất ngờ, tạo tò mò, thú vị, cảm hứng tham gia cho HS, tạo điều kiện tiếp cận thực tế cuộc sống ở mức cao nhất có thể. Đó là các phương thức: Phương thức thể nghiệm tương tác (biểu diễn, sân khấu hóa, diễn tương tác); Phương thức nghiên cứu, đo lường, thí nghiệm: Phương thức cống hiến – đóng góp sức mình vào các HĐ xã hội, có ảnh hưởng đến người xung quanh; Phương thức khám phá, tìm hiểu thực tế

D. Hoạt động trải nghiệm luôn gắn với HĐ chia sẻ, phản hồi: Những nhiệm vụ được đề xuất luôn được thiết kế đi kèm với các hình thức phản hồi, chia sẻ kết quả thu hoạch, chia sẻ cảm xúc tích cực trong quá trình tham gia. Quá trình phản hồi không chỉ là đánh giá kết quả HĐTN mà còn giúp HS tạo động lực tiếp tục hành động, hành động thật chứ không dừng lại ở hành động hình thức hoặc đối phó

Câu 9. GV đánh giá kết quả HĐTN của từng cá nhân HS theo những phương pháp nào?

A. Phương pháp quan sát. Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình tiến hành HĐGDTCĐ và SHL, sử dụng phiếu thu hoạch, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình tham gia HĐTN cùng tập thể và HĐTN sau giờ học của cá nhân

B. Phương pháp vấn đáp thông qua những phản hồi HĐTN trong các tiết Sinh hoạt lớp và qua việc đặt câu hỏi để HS chia sẻ theo từng nội dung trải nghiệm

C. Dùng bảng trả lời câu hỏi trắc nghiệm

D. GV đánh giá theo hoạt động chung, dự án chung của tổ, lớp về mức độ và thái độ tham gia, chất lượng hoàn thành công việc (đánh giá tập thể cũng là đánh giá cá nhân), từ đó đưa ra nhận xét về năng lực thích ứng cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động của nhóm, tổ và ở từng HS

Câu 10. Làm thế nào sử dụng các đề xuất trong SGK và SGV để tiến hành hoạt động Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) một cách linh hoạt, tích cực và hiệu quả?

A. Đọc kỹ quy trình các hình thức tổ chức SHDC được trình bày trong SGV có kèm kịch bản mẫu, từ đó Nhà trường và GV trực ban đưa ra phương án của mình về nội dung, hình thức phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường vào thời điểm đó

B. Nhà trường phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung SHDC đã đề xuất trong SGK để có sự đồng bộ, thống nhất với nội dung HĐTN của tuần

C. Trong SGV HĐTN 2 phần Hai, mục A có 3 phương thức HĐTN được trình bày: trình diễn sân khấu; giao lưu nhân vật; festival và ngày hội toàn trường, từ đó đưa ra ba mẫu kịch bản theo đề xuất chủ đề trong SGK - Nhà trường và GV được giao nhiệm vụ tiến hành SHDC có thể tham khảo

7. Đáp án tập huấn Âm nhạc lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CâuĐáp ánCâu Đáp án
1D1C
2D2D
3C3A
4C4D
5B5A

8. Đáp án tập huấn Giáo dục thể chất lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CâuĐáp ánCâu Đáp án
1A1D
2D2B
3C3C
4A4A
5B5A

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
27 32.557
0 Bình luận
Sắp xếp theo