Cúng mùng 3 Tết 2024 lúc mấy giờ?

Mâm cúng mùng 3 Tết là mâm cúng để tiễn thần linh, gia tiên và hóa vàng. Vậy, nên cúng mùng 3 Tết vào lúc mấy giờ?

Lễ hoá vàng ngày mùng 3 tết hay còn được gọi là lễ tạ năm mới, lễ tiễn đưa ông vải ngày mùng 3 Tết. Trong ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng hóa vàng mùng 3 Tết đầy đủ và thịnh soạn để tiễn đưa tổ tiên, ông, bà về cõi âm. Lễ cúng hóa vàng đầu năm thể hiện lòng thành kính hiếu thảo của con cháu, mong tổ tiên ban phước lành để năm mới gặp nhiều may mắn. Vậy cúng hóa vàng mùng 3 giờ nào hay giờ đẹp cúng hóa vàng mùng 3 Tết 2024 là giờ nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.

1. Cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ?

Lễ cúng mùng 3 Tết còn được gọi là lễ tạ năm mới hay lễ cúng đưa ông bà dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là phong tục truyền thống đẹp của người Việt. Lúc này, gia chủ sẽ dâng các lễ vật cho thần linh để các vị thần chứng giám cho tấm lòng thành của người cúng. Đây cũng được coi là dịp lễ đón thần tài để cầu mong may mắn cho cả năm.

Trong dịp Tết cổ truyền trước đây, lễ hóa vàng thường được tổ chức chính vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết, nhiều người quan niệm rằng ngày 10 âm lịch đầu năm là ngày vía thần Tài chính vì thế lễ hóa vàng được làm vào ngày này sẽ mang lại may mắn nhiều hơn.

Năm 2024, mùng 3 Tết là ngày thứ Hai tức 12/02/2024 dương lịch. Giờ tốt ngày mùng 3 Tết 2024 như sau:

  • Mậu Tý (23h-1h): Kim Quỹ
  • Kỷ Sửu (1h-3h): Bảo Quang
  • Tân Mão (5h-7h): Ngọc Đường
  • Giáp Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh
  • Bính Thân (15h-17h): Thanh Long
  • Đinh Dậu (17h-19h): Minh Đường

Nếu không làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết các bạn có thể tham khảo một số ngày đẹp đầu năm 2024 để làm lễ hóa vàng. Sau đây là một số ngày đẹp đầu năm Giáp Thìn, mời các bạn cùng tham khảo:

Ngày mùng 4 Tết tức ngày Đinh Mùi, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn.

Ngày mùng 7 Tết tức ngày Canh Tuất, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn.

Ngày mùng 9 Tết tức ngày Nhâm Tý, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn.

Ngày mùng 10 Tết tức ngày Quý Sửu, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn.

Tuy nhiên, do phong tục tập quán của mỗi vùng miền khác biệt mà các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng linh động vào các thời điểm khác nhau. Chính vì thế có nhiều người thắc mắc rằng phải cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ mới hợp lễ nghi? Thông thường, các gia đình sẽ phải chuẩn bị đồ cúng từ sáng sớm, để kịp cho lễ cúng diễn ra trong buổi sáng và không nên để quá trưa mới làm lễ.

2. Mâm cúng mùng 3 Tết gồm những gì?

Cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ?

Trong quan niệm của những người trọng tín ngưỡng thì mâm cỗ cúng mùng 3 Tết là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong dịp Tết bởi đây là thời điểm mà các bậc gia thần và ông bà tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Chính vì thế mà các gia đình luôn phải chú ý chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng một cách đầy đủ và thành kính nhất.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà cách cúng mùng 3 Tết sẽ khác nhau, tuy nhiên, một mâm cỗ hóa vàng cơ bản nhất cũng phải đầy đủ giò chả, nem rán, bánh chưng xanh, gà luộc, xôi và các loại hoa quả ngon ngọt, đẹp.

Khi bày trí mâm cúng mùng 3 Tết, con gà được dùng để thắp hương phải là loại gà trống to, có cặp chân đẹp và được xếp dáng cẩn thận bởi đây là vật tế chính không thể thiếu trong mâm cỗ mặn. Gà luộc mang ý nghĩa về sự khởi đầu thuận lợi và hứa hẹn một năm mới vạn sự như ý cho gia chủ.

Mâm cỗ cũng không thể thiếu đi bánh chưng đi kèm với dưa hành. Bánh chưng là biểu tượng cho sự vuông tròn và kết hợp tinh hoa trời đất từ đó tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn ngày Tết. Bên cạnh đó, các gia đình cũng phải chuẩn bị đầy đủ xôi và giò chả. Giò chả trong mâm cỗ cúng mang ý nghĩa về lời cầu chúc cho một năm mới nhiều tài lộc và may mắn cho các thành viên trong nhà. Hoa cắm bàn thờ nên chọn hoa tươi, tránh dùng hoa giả sẽ không tốt cho tài lộc, may mắn.

Theo như truyền thống của các gia đình Việt từ xa xưa, mâm cúng mùng 3 Tết thường có nhiều món khác nhau, tất cả đều được đặt trong những chiếc đĩa nhỏ, mỗi món chỉ sắp một số lượng nhất định và chỉ cần thưởng thức một chút để cảm nhận hương vị. Điều này thể hiện được nét đẹp trong văn hóa cổ truyền và sự tinh tế trong ẩm thực dân tộc.

Mâm cơm cúng phải có đầy đủ các món để tạo nên được sự hài hòa trong cả màu sắc lẫn hương vị giống như sự hòa quyện của các yếu tố trong trời đất. Một mâm cỗ hóa vàng được chuẩn bị chu đáo cũng thể hiện rõ tấm lòng thành kính của con cháu trong nhà với các vị thần và tổ tiên.

3. Chuẩn bị lễ vật cúng mùng 3 Tết 2024

Lễ vật cúng mùng 3 Tết phải được chuẩn bị đầy đủ với nhang, vàng mã, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu trắng, đèn nến, bánh kẹo cùng với mâm lễ mặn hoặc cỗ chay và hai cây mía. Các vật hóa vàng cũng phải gắn với cuộc sống thường nhật để cảm nhận người ở cõi âm sống gần với dương gian hơn.

Vào ngày này, tất cả vàng mã được cúng trong dịp Tết được mang ra để hóa, sau khi hóa vàng thì người đốt nên vẩy mấy giọt rượu cúng xuống để giữ sự linh thiêng cho lễ cúng mùng 3 Tết và cũng là để người ở cõi âm nhận được vàng mã của con cháu.

Theo tập tục và tín ngưỡng truyền thống, gia chủ cũng nên hóa hai cây múa bằng cách hơ trên lửa đã hóa để làm đòn gánh vàng cho người ở cõi âm cũng là vũ khí để xua đuổi bọn quỷ dữ.

4. Văn cúng mùng 3 Tết 2024

Lễ cúng hóa vàng vào ngày Tết cũng không thể thiếu đi bài khấn. Văn cúng mùng 3 tết cũng được coi là lời ước nguyện và cầu mong của gia chủ với các vị thần linh và tổ tiên để cầu có một năm mới thuận lợi, suôn sẻ.

Bài văn khấn ngày mùng 3 Tết:

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm……………..

Chúng con là: …………………………………………………….tuổi…………………

Hiện cư ngụ tại……………………………………………………………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Như vậy, tùy vào điều kiện cũng như phong tục riêng mà các gia đình sẽ có thời gian cũng như cách thực hiện lễ cúng mùng 3 Tết khác nhau. Với những nội dung trên, hi vọng bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về ý nghĩa và các lễ vật cần có của mâm cúng cho lễ hóa vàng theo đúng tín ngưỡng truyền thống của Tết cổ truyền.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ?.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
15 20.127
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi