Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng như cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.
Định nghĩa Chi tiêu trong gia đình
1. Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu gia đình là tất cả các khoản chi phí nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu, các chi phí phát sinh trong đời sống hàng ngày từ nhu cầu vật chất cho đến nhu cầu về tinh thần. Mỗi gia đình sẽ có chi tiêu trong gia đình khác nhau.
2. Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm khoản nào?
Các khoản chi tiêu nhằm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt
Tùy vào mỗi gia đình với việc mua sắm thức ăn, các vật dụng cần thiết sẽ có khoản chi tiêu hoàn toàn khác nhau. Trong đó, sẽ gồm vài khoản như: Mua thực phẩm, các đồ dùng cá nhân, thức ăn, nước uống, mua hàng online…Việc mua sắm này hầu như là thường xuyên và liên tục trong mỗi gia đình.
Chúng ta có thể nhìn rõ nhất là việc bản thân và gia đình thường hay mua sắm ở các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Đây có thể được xem là khoản chi tiêu chính. Bởi nó luôn chiếm hơn phân nữa khoản chi tiêu trong một gia đình.
Các khoản chi cho dịch vụ
Đây là khoản chi thiết yếu được xếp thứ hai, sau khoản chi cho vật chất của 1 gia đình. Các khoản chi này bao gồm: chi tiền điện, nước, internet, điện thoại…. Mỗi thứ một ít, nhưng cộng gộp thường nó sẽ chiếm Khoảng 20% tổng các chi tiêu (tỷ số này được khảo sát trên số đông các gia đình có thu nhập mức trung bình trở lên).
Các khoản chi cho việc học tập – giải trí
Khoản chi này bao gồm: tiền học phí học tập cho các con, tiền học cho các kỹ năng của bố mẹ: có thể tập gym, yoga…. Với các gia đình có nhiều con thì khoản chi này cũng không hề nhỏ. Bởi vì ngoài khoản học phí cố định sẽ còn thêm khoản chi phí cho việc học phụ đạo, ngoại ngữ và cả các kỹ năng như học đàn, múa hát…
Với khoản chi tiêu dành cho giải trí thì tùy vào từng gia đình sẽ có các khoản nhỏ như : đi cà phê, ăn uống cùng bạn bè, đi chơi công viên cuối tuần, đi du lịch cùng gia đình …
Các khoản chi cho các hoạt động giao tiếp
Bao gồm : dự các đám tiệc,cưới hỏi, mua quà cáp… Khoản chi này thường nghe mọi người kể là tháng nào cũng có vài đám.
Khoản chi cố định mà có thể gia đình đã lên kế hoạch từ trước.Khoản này thường là cố định với nhiều gia đình. Có thể sẽ cho tiền biếu bố mẹ, hoặc làm từ thiện…
Nhìn chung trong mỗi gia đình đều có những khoản chi tiêu khác nhau. Nhiều người cho rằng các khoản chi này là không thể cắt giảm, chính vì thế thường không thể tiết kiệm được. Vào những ngày cuối tháng thường dẫn đến túng thiếu, kẹt tiền phải đi vay mượn…
Tuy nhiên sự thật không phải vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm nếu như biết cách sử dụng một cách hợp lý. Bạn có thể chi tiêu, trang trải cuộc sống cho gia đình nhưng vẫn có thể tiết kiệm tiền.
3. Các cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả trong gia đình
Đây là từ khóa mà rất nhiều người quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Để có thể tiết kiệm chi tiêu hiệu quả mình đã áp dụng khá hiệu quả. Đó là những cách như sau:
Tiết kiệm chi tiêu trong gia đình bằng cách thay đổi thói quen mua sắm
Nên lên kế hoạch trước cho việc mua sắm, nên mua những thứ cần thiết để tránh tình trạng lãng phí. Bởi thực tế có khá nhiều gia đình đi siêu thị là mua sắm thả ga, khi mua quá nhiều về lại không sử dụng hết. Nhất là thực phẩm bởi vì có nhiều món đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn, siêu thị thường hay có chương trình giảm giá. Nhiều người có thói quen mua để dành, hoặc mua vì có khuyến mãi. Dẫn đến việc cố gắng sài cho hết để bỏ uổng.
Có thể thấy việc lên kế hoạch mua đồ cần thiết trước khi đến siêu thị cũng giúp bạn tránh khỏi việc thấy gì cũng muốn mua. Kết quả bạn tiết kiệm khá nhiều tiền nếu không sẽ rất lãng phí mà không hề hay biết. Ngoài ra, với việc mua hàng trên các sàn TMĐT, bạn nên cân nhắc tính hiệu quả của món đồ mình cần mua, tránh mua vì mod hay vì nó đẹp.
Tiết kiệm chi tiêu bằng cách thay đổi thói quen khi sử dụng các dịch vụ
Nên chuyển hẳn từ gọi điện thoại sang các trang mạng như zalo, messeger… Tại sao đăng kí internet mỗi tháng mà phải chi thêm số tiền lớn cho cước gọi điện thoại. Có những trường hợp không thể thay đổi thì mình không nói đến nhé!
Tiết kiệm điện: bằng cách tắt hết tất cả các thiết bị dùng điện khi không cần thiết và khi ra khỏi nhà. Có những thói quen như để đèn vào ban ngày, mở quạt. Nhiều người thường quên, không tắt điều hòa khi ra khỏi phòng, sạc điện thoại qua đêm, … đã khiến tiền điện bạn tăng một cách đáng kể.
Vặn khóa nước cho sát vào ngay sau khi sử dụng, tránh để nước rỉ ra suốt cả ngày. Khi quan sát thay đổi thói quen bạn sẽ tiết kiệm được số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, việc tiết kiệm nước rất có ích cho môi trường bởi vì có rất nhiều nơi trên thế giới đang bị thiếu nước sinh hoạt.
Trên đây là khái niệm chi tiêu trong gia đình và các cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình sao cho hiệu quả.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Bùi Văn Hòa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công