Cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài cuối năm 2022

Bao sái ban thờ Thần Tài cuối năm được thực hiện như thế nào? Tết nguyên đán 2023 sắp đến rồi, các gia chủ cần dọn dẹp ban thờ sao cho sạch sẽ để đón năm mới nhiều tài lộc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài cuối năm chuẩn nhất không phạm phải các điều kiêng kỵ và đón được nhiều phúc khí trong năm mới Quý Mão.

Sau đây là chi tiết cách lau dọn ban Thần Tài cuối năm sao cho đúng, tránh làm hao tài, tốn lộc của gia đình.

1. Ngày đẹp dọn ban thờ Thần Tài cuối năm 2023

Lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm nên chọn vào các ngày Hoàng Đạo. Nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể dọn dẹp bàn thờ vào ngày phù hợp với ngày bách sự nghi dụng hoặc công việc tế tự.

Thời điểm tốt nhất để bạn tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ thần tài và bao sái ban thờ là sau ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo về trời. Vì vậy, dọn dẹp bàn thờ vào ngày kế tiếp sẽ thể hiện được sự thành kính, chu đáo của mình đối với các vị thần nắm giữ may mắn và tài lộc của gia chủ.

Cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài cuối năm

2. Cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài cuối năm

Các vật dụng cần chuẩn bị để lau dọn bàn thờ thần tài

Lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm là công việc không quá khó khăn nhưng nó đòi hỏi sự chỉn chu, cẩn thân. Vì vậy, bạn cần lưu ý không được lau rửa lễ vật và tượng ông thần tài bằng nước sạch bình thường mà phải pha nước với ngũ vị hương. Nhưng vì ngũ vị hương đóng gói sẵn có chứa nhiều hóa chất không tốt nên mọi người có thể thay thế bằng nước bưởi.

Tiếp đến, để lau dọn bàn thờ ông thần tài, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau:

Lễ vật gồm:

  • Nến, hương, hoa quả, trầu cau, tiền vàng, nước
  • Khăn mềm sạch
  • Nước ngũ vị hương hoặc nước bưởi/ nước gừng.

Thứ tự, các bước dọn dẹp bàn thờ thần tài

Thứ tự và các bước dọn dẹp bàn thờ thần tài cuối năm ảnh hưởng rất lớn đến vận may và tài lộc của gia đình bạn nên mọi người cần chú ý cẩn thận khi vệ sinh, lau dọn bàn thờ. Đặc biệt, bạn cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự, tươm tất và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để đặt lên bàn thờ.

Tiếp theo, bạn thắp hương để thông báo đến các vị thần linh biết rằng gia chủ đang chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ. Thỉnh cầu các vị tạm di chuyển đi nơi khác để dọn dẹp bàn thờ chu đáo, sạch sẽ nhất.

Bước tiếp theo, gia chủ thăp 3 nén hương để kính cáo các vị thần, sau đó xin tỉa chân nhang và bắt đầu dọn dẹp bàn thờ thần tài cuối năm để đón Tết.

Thứ tự dọn dẹp bàn thờ thần tài như sau:

Bước 1: Thu dọn những lễ vật, đồ cúng có trên bàn thờ cất cao nơi sạch sẽ. Mỗi lễ vật, đồ thờ cúng cần được rửa riêng biệt, không nên rửa chung

Bước 2: Dọn sạch tàn nhang và mạng nhện xung quanh và ở các góc của bàn thờ. Dùng khăn mềm để lau sạch bụi bẩn bằng nước sạch. Sau đó bạn dùng tay nhẹ nhàng gạt tàn nhang trên các lư hương xuống dưới. Không di chuyển bát hương mà chỉ nhấc lên nhẹ nhàng và đặt lại đúng vị trí

Cuối cùng: Gia chủ cần lau dọn sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ thần tài cho đến khi tất cả đều sạch sẽ, tinh tươm thì đặt các đồ thờ cúng, tượng ông thần tài và các lễ vật khác về vị trí cũ.

3. Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài

Không di chuyển bát hương, không xoay hoặc dịch chuyển bát hương trong quá trình dọn dẹp bàn thờ

Chỉ tỉa chân nhang, không được nhổ bỏ tất cả chân nhanh có trong bát hương

Không dùng chung khăn lau dọn bàn thờ với các đồ vật khác.

Cẩn thận khi lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm để tránh làm xê dịch, xoay chuyển vị trí bàn thờ so với vị trí ban đầu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.608
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm