Cách làm đèn Trung thu cho bé đơn giản 2024
Tết Trung thu sắp tới, bên cạnh những chiếc đèn Trung thu đủ sắc màu bày bán ngoài cửa hàng, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian bạn hoàn toàn có thể tự làm đèn Trung thu cho bé yêu ngay tại nhà.
Đèn Trung Thu là món đồ chơi không thể thiếu của tuổi thơ trong dịp tết Thiếu nhi nhưng nếu do chính tay bố mẹ làm ra thì mới thực sự ý nghĩa, nó gắn liền với tuổi thơ và tạo thành kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.
Cách làm đèn trung thu tại nhà
1. Ý nghĩa của chiếc đèn Trung thu
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn trung thu có thể phát sáng và phát nhạc. Tuy nhiên, những chiếc đèn trung thu truyền thống vẫn giữ được vị thế của mình. Rất nhiều gia đình lựa chọn tự làm đèn trung thu thủ công từ vật liệu tái chế như giấy, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa… không kém phần tinh tế và xinh xắn cho các con. Việc làm đèn thường không khó vì nguyên liệu rất dễ tìm, giá thành rẻ, nhưng điều quan trọng nhất là cha mẹ muốn tìm về ký ức ngày xưa, đồng thời mang lại niềm vui, những kỷ niệm đáng nhớ cho con trong ngày rằm tháng 8.
Hình ảnh chiếc đèn trung thu gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của mỗi người Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy sẽ vẫn mãi được lưu truyền qua những hoạt động ý nghĩa như làm đèn trung thu, làm mặt nạ giấy bồi, múa lân, phá cỗ… mỗi dịp rằm tháng 8 về.
2. Các cách làm đèn Trung Thu đơn giản
2.1. Cách làm đèn Trung thu truyền thống
- 10 thanh tre đã vót dẹp dài bằng nhau khoảng 50cm
- 5 thanh tre dẹp dài khoảng 8cm
- Dây kẽm cắt thành khúc vừa đủ làm dài khoảng 8cm
- 1 đoạn kẽm dài khoảng 10cm để quấn
- Giấy bóng kiếng màu hoặc giấy gói quà mỏng (tùy vào sở thích)
- Hồ dán, kìm, kéo, súng bắn keo silicon
Bước 1: Xếp mỗi cặp que tre thành hình chữ V rồi dùng dây kẽm buộc cố định sao cho thật chắc chắn. Tiếp tục bạn chỉ cần làm tương tự và tạo thành 4 cặp chữ V như vậy là được.
Bước 2: Tiếp đến xếp lồng 2 cặp chữ V vào nhau để tạo thành hình chữ A và tương tự với cặp thứ hai cũng như vậy. Sau đó dùng dây kẽm buộc cố định các điểm tiếp xúc giữa các đầu của cặp chữ V.
Bước 3: Dùng 1 thanh trẻ 8cm để buộc nốt hai đầu còn lại, ta sẽ có hình một ngôi sao dẹt.
Bước 4: Tiếp tục lặp lại bước 2, 3 để làm thêm một ngôi sao y dẹt với hai cặp chữ V còn lại.
Bước 5: Dùng dây kẽm hoặc thun cao su ghép hai ngôi sao vào với nhau, chú ý là không nên quá chặt và các đầu góc phải thực sự khớp với nhau.
Bước 6: Dùng lực nhẹ để tách phần giữa hai ngôi sao ra rồi dùng một que tre nhỏ chống vào để tạo độ phồng.
Bước 7: Làm tương tự cho 4 góc còn lại, lấy tre nhỏ để chống cho thành hình ngôi sao đa chiều.
Bước 8: Để chắc chắn ngoài dây kẽm buộc đến lúc này hãy dùng súng bắn keo cố định các mối nối giữa các que.
Bước 9: Chọn 1 cây chống chắc chắn nhất để cột dây kẽm lò so vào để làm nơi gắn nến ngay giữa vị trí trung tâm của chiếc đèn.
Bước 10: Đo đạc và cắt giấy bóng kiếng (giấy màu) thành từng khung tương ứng với cạnh ngôi sao rồi dán lên các cánh của ngôi sao. Như vậy là bạn đã có được một chiếc lồng đèn ông sao, giờ chỉ cần trang trí thêm phần đuôi đèn cho đẹp.
2.2. Cách làm lồng đèn Trung thu hình ngôi sao
– Chuẩn bị:
- Giấy màu
- Bút chì, thước kẻ, thước đo độ
- Kéo, dao cắt giấy
- Băng dính hai mặt
- 1 đoạn dây để làm tay cầm
– Cách làm:
Bước 1:
- Lấy một tờ giấy màu, vẽ một tam giác có góc tù 120 độ, sau đó vẽ thêm một tam giác đối xứng với nó qua cạnh đối diện góc tù (hai tam giác có chung một cạnh này). Tiếp tục vẽ thêm tam giác thứ 3 đối diện với tam giác thứ 2, lặp lại như vậy cho đến khi có được 4 tam giác bằng nhau.
- Vẽ tương tự như vậy vào 4 tờ bìa tiếp theo để tạo thành 5 cánh của ngôi sao.
- Vẽ thêm các đường thẳng song song với đường biên giấy để dán.
– Bước 2:
- Trang trí chiếc đèn Trung thu bằng cách vẽ thêm các hoa văn, hoạ tiết như hình tam giác, tứ giác, hình tròn, hoa, lá…lên một hình tam giác của một cánh sao. Sau đó, dùng dao cắt giấy khoét rỗng các hoa văn vừa vẽ để tạo ra các khoảng trống phát ra ánh sáng khi thắp đèn.
- Làm tương tự cho các cánh sao còn lại, để các cánh của ông sao có hoa văn giống nhau thì bạn có thể lấy cánh sao đầu tiên đã khoét rồi đặt lên các cánh tiếp theo để cắt là được. Bạn nên chọn cùng 1 vị trí cho tất cả các cạnh của ngôi sao nhằm giúp cho chúng đều nhau hơn.
– Bước 3: Bạn gấp các nếp của hình tam giác trong mỗi cánh đèn ông sao rồi gấp nhẹ tay hình tam giác lên thành một cánh sao 3d có 2 cạnh rồi dán đầu cuối vào nhau. Bạn làm tương tự với các cánh còn lại để đủ 5 cánh của ngôi sao nhé!
– Bước 4: Bạn cần dán các cánh sao lại với nhau bằng cách dùng băng keo hai mặt dán vào các đường thẳng song song với biên giấy đã vẽ ở bước 1, sau đó dán các mép gấp lại với nhau là tạo thành chiếc lồng đèn ngôi sao hoàn chỉnh.
Lưu ý: Khi dán phần cánh sao cuối cùng, bạn không nên dán kín mà chừa ra một phần để có thể luồn sợi dây vào bên trong để tạo quay xách.
– Bước 5: Lấy đoạn dây đã chuẩn bị buộc vào cánh sao cuối cùng để treo lên hay buộc vào cây cầm để bé cầm đi chơi. Khi thực hiện bước này, bạn có thể cho đèn điện tử vào trong ngôi sao để phát ra ánh sáng cho đẹp nhé.
2.3. Cách làm đèn lồng bằng giấy nhún
– Nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị:
Giấy nhún (có thể thay thế bằng giấy gói quà, giấy mềm), giấy bìa cứng (làm viền và đế đèn)
Dụng cụ: Kéo, dao dọc giấy, hồ dán, thước, bút chì, đũa tre, kẽm, dây len
– Cách làm:
Bước 1: Cắt giấy mềm thành những khổ có độ rộng là 40 x 50cm, nếu bạn sử dụng giấy gói quà để làm thì chỉ cần cắt đôi tờ giấy làm hai mảnh là được nhé.
Bước 2: Dùng tờ giấy vừa cắt gấp thành hình cánh quạt. Sau đó bạn gấp tiếp tờ giấy hình quạt theo chiều ngang hướng vào trong để tạo thành hình tròn. Sau khi gấp xong bạn dán hai đầu giấy với nhau bằng hồ dán và kéo thử để tạo được hình trụ.
Bước 3: Bạn dùng bìa cứng đã chuẩn bị cắt một hình tròn nhỏ hơn so với kích thước của đèn để làm đế đèn.
Bước 4: Dùng đoạn dây kẽm đã chuẩn bị quấn quanh đũa tre để tạo một chiếc lò xo, dán vào đế đèn để giữ nến
Bước 5: Dùng bìa cứng tạo vành cho lồng đèn và dùng hồ dán phần thân đèn vào đế đèn và vành đèn để giữ chiếc đèn được cố định.
Bước 6: Bạn tạo 2 lỗ phía trên đèn để luồn dây qua. Như vậy chỉ trong 6 bước đơn giản bạn đã có ngay cho mình chiếc đèn lông xinh xắn cho bé đi chơi trung thu.
2.4. Cách làm lồng đèn hình quả cầu
– Chuẩn bị:
- Giấy màu loại mỏng (có thể chọn đủ màu cho đẹp)
- 1 tờ giấy bìa cứng
- 1 tờ giấy trắng
- 2 cây bút màu
- Kim, chỉ
- Kéo, keo dán (nên dùng loại hồ khô dán không bị ướt giấy màu sẽ không bị nhàu, đẹp hơn)
– Cách làm:
Bước 1: Dùng bìa cứng cắt hình tròn có kích cỡ chiếc lồng đèn bạn mong muốn, cắt thành 2 nửa bằng nhau. Sau đó, bạn cắt thêm 40 – 50 lớp giấy màu hình chữ nhật lớn hơn chút so với nửa miếng bìa tròn.
Bước 2:
- Dùng miếng giấy màu hình chữ nhật đặt lên tờ giấy trắng, đánh dấu lên tờ giấy trắng 5 đường thẳng xen kẽ hai màu khác nhau (như hình mình để màu xanh và hồng để các bạn dễ hình dung). Sau đó, bạn sử dụng keo dán phết dọc theo đường màu hồng với lớp giấy màu đầu tiên. Đặt lớp giấy ăn thứ 2 lên trên và phết theo đường màu xanh.
- Lặp lại bước trên cho đến khi hết các miếng giấy màu hình chữ nhật đã cắt sẵn. Lưu ý, để chiếc lồng đèn có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt hơn thì khoảng 5 lớp giấy bạn nên thay đổi giấy màu khác xen kẽ.
Bước 3:
- Đặt nửa miếng bìa tròn lên lớp giấy vừa mới dán rồi dùng bút màu đánh dấu xung quanh miếng bìa. Sau đó cắt miếng giấy thành hình bán nguyệt theo đường đã vẽ.
- Dán miếng bìa vào 1 mặt của xấp giấy màu, miếng bìa còn lại khoét một phần ở giữa rồi dán vào mặt còn lại của xấp giấy màu.
Bước 4: Sử dụng kim, chỉ khâu 2 đầu của xấp giấy, buộc hơi lỏng và chừa 1 đoạn chỉ để treo đèn lồng
Cuối cùng, bạn chỉ cần mở miếng giấy ra là đã hoàn thành một chiếc lồng đèn hình cầu đủ màu sắc. Thật đẹp phải không nào!
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn các cách làm đèn Trung thu cho bé: Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân... rất đơn giản, hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Các bé sẽ có một món quà ý nghĩa nhân dịp Tết trung thu này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Lịch chiếu phim Lòng Chàng Khó Đoán (Quân Tâm Khó Đoán)
-
Lần đầu tiên Đức lên ngôi vô địch ở một quốc gia không thuộc Châu Âu
-
Lịch chiếu phim Học Kỳ Sinh Tử (Duty After School) phần 2: nội dung, diễn viên
-
Lịch chiếu phim Xuân Khuê Mộng Lý Nhân (Người Trong Mộng Xuân Khuê)
-
Lịch chiếu phim Soi Sáng Cho Em (Trần Vĩ Đình, Chương Nhược Nam), review nội dung, diễn viên, trailer
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công