Ca dao tục ngữ chúc Tết hay - ý nghĩa

Là một đất nước với nền văn hóa truyền thống cổ truyền, những câu ca dao tục ngữ chúc Tết hay và ý nghĩa dưới đây là thứ không thể thiếu trong ngày Tết. Cùng tìm hiểu những câu ca dao tục ngữ về ngày Tết của Việt Nam chúng ta và ý nghĩa của những câu ca dao đó nhé.

1. Ca dao tục ngữ ngày Tết

1.1. Ca dao ngày Tết - ca dao chúc Tết

1. Ca dao chúc Tết

Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.

2. Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên

3. Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khỏe, tết an khang

4. Ca dao quang cảnh ngày Tết

Cầu Quan vui lắm ai ơi,
Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng.

5. Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.

6. Mưa xuân, lác đác vườn đào
Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa.

7. Bánh chưng xanh, bên dưa hấu đỏ
Cành mai vàng, bên càng đào tươi

8. Ca dao chủ đề ngày Tết

Một năm là mấy tháng xuân
Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi.

9. Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết có thịt treo trong nhà

10. Con ơi! ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo

11. Anh Hai anh tính đi mô
Tôi đi chợ Tết mua khô cá thiều

12. Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy

13. Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng

14. Có hay không mùa đông mới biết
Giàu hay nghèo ba mươi tết mới hay

1.2. Tục ngữ ngày Tết - tục ngữ chúc Tết

Ca dao tục ngữ ngày Tết
Ca dao tục ngữ ngày Tết

1. Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy.

2. Ba mươi chưa phải là tết.

3. Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết.

4. Giận gần chết ngày Tết cũng thôi.

5. Phúc đầy nhà – Năm nhiều phú quý.

6. Đói muốn chết ba ngày Tết cũng no.

7. Ba ngày Tết, bảy ngày xuân.

8. Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

2. Ý nghĩa của một số câu ca dao tục ngữ ngày Tết

- Ý nghĩa của câu ca dao "Có hay không mùa đông mới biết, Giàu hay nghèo ba mươi tết mới hay" hay "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có Ba mươi Tết mới hay":

=> Theo quan niệm của ông cha ta "Giông" có nghĩa là xui xẻo, cho nên vào những ngày cuối năm có mượn đồ vật hoặc nợ nần của ai thì phải lo trả vì nếu để sang năm mới người ta đến đòi thì bị “giông”. Vì thế vào những ngày cuối năm, các chủ nợ thường đến đòi tiền các con nợ vì để qua năm mới đến đòi sợ “giông” người vay nợ. Ngược lại, các con nợ Tết đến cũng lo chạy đôn, chạy đáo để thanh toán tiền nợ của mình vì sợ để leo qua năm mới sẽ bị xui và sẽ bị mang nợ suốt cả năm. Ý của câu muốn nói muốn xem một người giàu hay nghèo thì xem người ta trả nợ hay sắm sửa thế nào cho dịp Tết.

- Ý nghĩa của câu "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy": Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại. Tức là mồng một vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng, tỏ lòng thành kính. Đến mồng ba thì thăm thầy thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

=> Nó hàm chứa ý nghĩa phân chia ngày thăm Tết của các gia đình nhằm mong muốn sum vầy cùng cha mẹ, thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ "Ba mươi chưa phải là Tết": nói lên một điều, cái gì chưa đạt tới ngưỡng cần thiết thì chớ vội bỏ qua, đốt cháy giai đoạn.

=> Khi nó chưa thật sự đến lúc thì không nên vội vàng kết luận hay chắc chắn quyết định của mình vì không chừng chỉ sơ sẩy 1 phút là nó cũng có thể chuyển thành điều xấu.

- Ý nghĩa của câu "Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết": Vì ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham nên dửng dưng như bánh chưng ngày Tếtthường để chỉ thái độ dửng dưng, thờ ơ, chẳng thèm muốn, thiết tha gì.

- Ý nghĩa của câu "Giận gần chết ngày Tết cũng thôi": Theo quan niệm truyền thống của người Việt, Tết là dịp để nhà nhà sum vầy, vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Tết đến là cơ hội để hòa giải những bất đồng, tranh cãi, kể cả có giận đến đâu thì ngày Tết cũng nên vui vẻ, dịu hiền để không làm mất không khí ngày Tết, xui xẻo cả năm.

- Ý nghĩa của câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi": Theo quan niệm dân gian, vào những ngày cuối năm, đặc biệt là từ sau 23 tháng Chạp, người dân thường mua vôi để quét lại nhà cửa, cổng ngõ với mong muốn xoá sạch những điều không may mắn, xui xẻo trong năm cũ và đón chào một năm mới bình an, như ý.

=> Cuối năm mua vôi là để xây nhà, vôi để ăn trầu và rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Vôi có màu trắng và thường gắn với quan niệm “bạc như vôi” nên đó cũng là lý do không ai mua vôi vào đầu năm mới.

3. Thơ hay mừng Tết

Thơ hay về ngày Tết
Thơ hay về ngày Tết

Dưới đây là những bài thơ, ca dao mừng Tết được truyền miệng, truyền tai từ xưa vô cùng ý nghĩa. Mời các bạn tham khảo.

1. Này mừng tứ hải đồng xuân
Tam dương khai thải, muôn dân hὸa bình.
Sĩ thời chăm việc học hành,
Một mai khoa bảng để dành công danh.
Công thì phượng các long đình
Đủ nghề su khoáng, rứt nghề công thâu.
Nông thời cuốc bẫm cày sâu,
Thu hὸa hạ mạch, phong thâu cό ngày.
Thương thời buôn bán liền tay
Rứt tài Tử Cống ai tày cho đang!

2. Tới đây viếng cảnh, thăm hoa
Trước mừng cάc cố, sau là mừng dân.
Sau nữa tôi mừng cả làng tuần
Mừng cho nam nữ chơi Xuân hội nầy
Một mai đàn cό bе́n dây
Ơn dân vạn bội biết ngày nào quên!

3. Bao nỗi bộn bề qua năm là hết
Chờ ăn bánh Tết bao đỏ liền tay
Tài lộc vận may không mong cũng đến
Tình duyên cặp bến hạnh phúc đáo gia
Chúc khắp mọi nhà quanh năm no đủ

4. Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua

5. Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân
Múa cờ, múa trống, múa lân
Nhớ ai trong hội có lần gọi em…

6. Sáng nay đi chợ tất niên
Em đây cầm một quan tiền trong tay
Sắm mua cũng khá đủ đầy
Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà
Độc bình mua để cắm hoa
Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông
Tính hoài mà cũng chẳng thông
Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư
Vội chi, em cứ thư thư
Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em
Sáu mươi đồng tính một tiền
Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn
Vị chi em mới tiêu xong
Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà
Trái cây, cau, thuốc, thịt thà
Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền
Ba trăm sáu chục đồng nguyên
Tính ra chính thị sáu tiền còn dư.

Trên đây là tổng hợp những câu Ca dao tục ngữ chúc Tết hay - ý nghĩa nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 14.383
0 Bình luận
Sắp xếp theo