Bài tuyên truyền Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông 2024

Tuyên truyền Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông là một trong những thảm họa mang tính toàn cầu, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Do đó, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” trên toàn cầu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp mẫu bài tuyên truyền ngày Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông 2024 hay và ý nghĩa, mời các bạn cùng tham khảo.

Tuyên truyền Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông

Ý nghĩa Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông

Ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” trên toàn cầu.

Ngày kỷ niệm này đã trở thành một dịp quan trọng trong nỗ lực chung toàn cầu để cải thiện an toàn giao thông. Đây cũng là cơ hội nhằm thu hút sự chú ý của cả cộng đồng đến những tổn thất to lớn về tinh thần và kinh tế do tai nạn giao thông gây ra, tưởng nhớ các nạn nhân của tai nạn giao thông, vinh danh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong công tác cứu hộ và hỗ trợ.

Đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những nạn nhân xấu số đã thiệt mạng khi tham gia giao thông, đồng thời chia sẻ những đau thương, mất mát, gánh nặng với người thân của họ.

“Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” cũng là dịp để mỗi người trong chúng ta nhìn lại bức tranh toàn cảnh về nỗi đau dai dẳng do tai nạn giao thông để lại, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm số vụ, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông.

Thiết thực hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” vào ngày chủ nhật 17 tháng 11 năm 2024. Mỗi chúng ta hãy cùng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự kiện, chia sẻ với những hoàn cảnh đau thương mất mát do tai nạn giao thông. Đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ nhằm giảm tình trạng tai nạn giao thông.

Mẫu bài tuyên truyền Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông

Mẫu 1

Tai nạn giao thông là một trong những thảm họa mang tính toàn cầu, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Tai nạn giao thông gây ra những mất mát to lớn về con người, của cải và để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết và 50 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông. Ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát động kế hoạch hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” vào ngày 19/11/2012 và từ năm 2013 đến nay và hàng năm được tổ chức trong phạm vi cả nước nhằm cảnh báo xã hội về thảm họa tai nạn giao thông. Năm 2024, chủ nhật 17/11 là ngày tưởng niệm, mỗi chúng ta hãy cùng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự kiện, chia sẻ với những hoàn cảnh đau thương mất mát do tai nạn giao thông.

Việc tổ chức các hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót những nạn nhân đã thiệt mạng khi tham gia giao thông, chia sẻ những đau thương, mất mát, gánh nặng với người thân gia đình của họ. Đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” cũng là dịp để mỗi người trong chúng ta nhìn lại bức tranh toàn cảnh về nỗi đau dai dẳng do tai nạn giao thông để lại, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông, hậu quả do tai nạn giao thông năm 2024 và xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn trên phạm vi toàn quốc và cảnh báo tới toàn xã hội về thảm họa tai nạn giao thông, các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn giao thông tại Việt Nam.

Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Để giảm ùn tắc và hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra, khi tham gia giao thông, mọi người cần chấp hành tốt một số các quy định sau:

1. Nghiêm chỉnh chấp hành hướng dẫn của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, không được dừng, đỗ xe trái quy định gây cản trở giao thông.

2. Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định; Khi chuyển hướng rẽ hoặc vượt xe phải có tín hiệu báo trước, chỉ được vượt, chuyển hướng khi có đủ điều kiện an toàn.

3. Chấp hành các quy định về dừng, đỗ xe và quay đầu xe.

4. Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

5. Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

6. Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước của mình.

7. Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy định.

8. Không dừng, đỗ xe, tụ tập dưới lòng đường, hè phố sai quy định.

9. Không chở quá số người sai quy định; Không lạng lách, đánh võng trên đường.

10. Không họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ; Không tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.

Chấp hành Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ là thể hiện nét đẹp văn hóa của người tham gia giao thông góp phần giữ gìn đảm bảo trật tự ATGT an toàn, thông suốt.

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà!”

Mẫu 2

Tai nạn giao thông là một trong những thảm họa mang tính toàn cầu, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.

Về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:

Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, không thể bỏ qua các nguyên nhân khách quan góp phần vào tình trạng này: Do cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng và xuống cấp; Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và không được bảo trì, sửa chữa đúng cách; Thời tiết khắc nghiệt, như mưa bão, sương mù dày đặc, tạo ra điều kiện không thuận lợi cho giao thông và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Đặc biệt cần xem xét đến các nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, ý thức tham gia giao thông chưa cao: Trong xã hội Việt Nam, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến ý thức giao thông. Hình ảnh ngã ba, ngã tư kẹt xe, xe di chuyển chậm trong giờ cao điểm, tiếng còi và khói bụi trở nên quen thuộc trong những đô thị lớn. Tình trạng chen lấn và không ai chịu nhường đường đã góp phần làm tăng tình trạng ùn tắc giao thông. Ngoài ra, nhiều người thường vi phạm luật giao thông bằng cách vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, lấn tuyến, vượt đường, không có ý thức nhường đường cho người đi bộ.

Thứ hai, việc uống rượu, bia khi lái xe: Uống rượu, bia khi tham gia giao thông là một nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Đặc biệt vào những ngày nghỉ lễ, tết, tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến việc uống rượu, bia luôn cao hơn so với ngày thường. Việc lái xe khi có chất cồn trong cơ thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung, phản xạ và quyết định, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Thứ ba, thiếu hiểu biết về luật giao thông: Việc thiếu hiểu biết về luật giao thông và kỹ năng lái xe dẫn đến việc thiếu ý thức và tuân thủ quy tắc giao thông, tạo ra một môi trường giao thông không an toàn.

Hậu quả của tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:

Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông: Về mặt sức khỏe, người bị tai nạn giao thông có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ những chấn thương nhẹ đến những hậu quả tàn phế hoặc thậm chí tử vong. Họ cần phải trải qua quá trình điều trị, phục hồi và thích nghi lại với cuộc sống. Những hậu quả này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt vật chất, mà còn có tác động đáng kể đến tâm lý và tinh thần của người bị tai nạn. Ngoài ra, hậu quả về tài sản cũng là một khía cạnh quan trọng. Tai nạn giao thông có thể gây thiệt hại nặng nề đến phương tiện vận chuyển và tài sản cá nhân của người bị tai nạn. Những thiệt hại này có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, làm việc và cuộc sống hàng ngày của họ. Đồng thời, việc phục hồi và khôi phục lại tài sản cũng đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và tài chính.

Đối với gia đình: Gia đình người bị tai nạn phải trải qua những cảm xúc đau đớn, lo lắng và sợ hãi. Họ phải đối mặt với tình huống khó khăn và cảm nhận áp lực từ việc chăm sóc người thân bị tai nạn khiến tâm lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra sự không ổn định và căng thẳng trong mối quan hệ gia đình. Ngoài ra, hậu quả tài chính cũng là một khía cạnh quan trọng khi phải chi trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí y tế, chi phí di chuyển và chi phí chăm sóc sau tai nạn. Dù pháp luật đã quy định chế độ bồi thường thiệt hại nhưng không phủ nhận được đây là những khoản chi phí hết sức tốn kém về tài sản, vật chất mà các bên tham gia phải chịu.

Đối với xã hội: Tai nạn giao thông gây mất mát đáng kể về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong nhóm độ tuổi lao động. Những người trẻ tuổi và có năng lực lao động cao thường là nạn nhân chính của tai nạn giao thông. Ngoài ra, các cơ sở y tế phải đối mặt với việc tiếp nhận và điều trị những người bị thương nặng sau tai nạn, cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng và tái hợp xã hội cho những người bị ảnh hưởng tạo áp lực và tốn kém cho hệ thống y tế và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu y tế của xã hội. Thêm vào đó, việc sửa chữa cơ sở hạ tầng, chi phí y tế và hậu quả về việc không thể làm việc hoặc giảm năng suất lao động đều tạo ra sự sụt giảm kinh tế, khả năng phát triển chung của xã hội.

Trước thực trạng đó, ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là“Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phát động kế hoạch hưởng ứng ngày này vào ngày 19/11/2012 và đến năm 2013 thì được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước. Đây cũng là dịp để mỗi người trong chúng ta nhìn lại bức tranh toàn cảnh về nỗi đau dai dẳng do tai nạn giao thông để lại, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm số vụ, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông.

Thiết thực hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” năm 2024, mỗi chúng ta hãy cùng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự kiện, chia sẻ với những hoàn cảnh đau thương mất mát do tai nạn giao thông. Đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ nhằm giảm tình trạng tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Để giảm ùn tắc và hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra, khi tham gia giao thông cần chấp hành tốt một số các quy định sau:

1. Nghiêm chỉnh chấp hành hướng dẫn của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, không được dừng, đỗ xe trái quy định gây cản trở giao thông.

2. Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định; Khi chuyển hướng rẽ hoặc vượt xe phải có tín hiệu báo trước, chỉ được vượt, chuyển hướng khi có đủ điều kiện an toàn.

3. Chấp hành các quy định về dừng, đỗ xe và quay đầu xe.

4. Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

5. Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
6. Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước của mình.

7. Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

8. Không dừng, đỗ xe, tụ tập dưới lòng đường, hè phố sai quy định.

9. Không chở quá số người sai quy định; Không lạng lách, đánh võng trên đường.

10. Không họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ; Không tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.

Chấp hành Luật giao thông là thể hiện nét đẹp văn hóa của người tham gia giao thông góp phần giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 11
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm