Bác Hồ đã viết Lời kêu gọi … (3/1946) với mong muốn sức khỏe nhân dân được nâng cao
Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi …” (3/1946) với mong muốn sức khỏe nhân dân được nâng cao, vậy đó là Lời kêu gọi gì và nội dung Lời kêu gọi ra sao mời các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi …” (3/1946)
Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi …” (3/1946) với mong muốn sức khỏe nhân dân được nâng cao?
Bác Hồ đã viết Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” (3/1946) với mong muốn sức khỏe nhân dân được nâng cao.
“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh đất nước ta vừa mới giành được nền độc lập dân tộc, tình hình còn rất nhiều khó khăn. Về thể dục thể thao thì dân chúng còn rất bàng quan, chỉ có một số ít thanh niên tập luyện, vui chơi, không mang mục đích tích cực mà chỉ là sự ham thích, tùy hứng. “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Người chỉ có 170 từ nhưng hàm chứa tư tưởng văn hóa thể chất rất phong phú và đặc sắc, có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nền Thể dục Thể thao cách mạng Việt Nam.
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đoạn trích như sau:
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (Tháng 3/1946)
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
(trích)
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
Ngày 27 - 3 - 1946
HỒ CHÍ MINH
Chú thích:
- Dân chủ: Chế độ xã hội đảm bảo quyền làm chủ của người dân.
- Bồi bổ: làm cho khỏe mạnh hơn.
- Bổn phận: việc phải làm.
- Khí huyết: hơi sức và máu, tạo nên sức sống của con người.
- Lưu thông: thông suốt, không bị ứ đọng.
Lời kêu gọi của Bác ngắn gọn, chỉ 170 từ, văn phong bình dị, nhưng đó là những định hướng cho ngành TDTT và cho toàn dân ta dưới chế độ mới. Bác khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công” và “mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Theo Bác: “Dân cường thì quốc thịnh”. Bởi, có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt.
Am hiểu sâu sắc và có lòng tin mãnh liệt vào phương pháp bảo vệ sức khỏe bằng tập luyện TDTT, Bác khuyên mỗi người dân: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe…" . Điều Bác nói cách chúng ta hơn nửa thế kỷ này lại rất gần với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới ngày nay “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".
Lời của Bác đầy thuyết phục: “Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được”. Vì thế đã cổ vũ, động viên toàn dân, toàn quân ta khắp mọi miền đất nước, dấy lên phong trào TDTT sâu rộng ngay từ những ngày đầu chính quyền cách mạng cho đến những năm dài kháng chiến, hòa bình xây dựng đất nước, góp phần tích cực thúc đẩy cuộc kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Và ngày nay đã trở thành cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đang được hiện thực hóa trên mọi miền đất nước ta.
Trong lời kết thúc bài kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác nêu: “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập” là minh chứng về một tấm gương luôn xem việc rèn luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên. Tự rèn luyện và kêu gọi thanh niên, học sinh và mọi người dân luyện tập thể thao dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, là thầy giáo, hay là lúc bôn ba khắp năm châu bốn biển, lúc ở hang sâu và lán nứa...Vì vậy, Bác chúng ta vượt qua khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, khi lâm bệnh hiểm nghèo để viết nên những tư tưởng lớn, cùng Đảng ta lãnh đạo toàn dân viết nên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Có thể bạn chưa biết?
Come out là gì? Come out trong LGBT là gì?
Cách tra cứu đóng BHXH trên ứng dụng VssID
Cách khai báo y tế điện tử - khai báo y tế trực tuyến
Đặc điểm chung của nhóm biển báo cấm
Bức ảnh chụp gia đình có 2 người cha, 2 người con. Hỏi có ít nhất mấy người trong ảnh?
Ý nghĩa chiếc huy hiệu đoàn là gì? Ý nghĩa của huy hiệu đoàn bắt nguồn từ đâu?