Sắm lễ tảo mộ Tết Thanh Minh năm 2024

Tết thanh minh hay còn có tên gọi là Tiết thanh minh, là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hằng năm. Vào ngày Thanh minh, các gia đình sẽ đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ. Vậy lễ cúng thanh minh ngoài mộ gồm những gì? Cách sắm lễ tạ mộ thanh minh như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để nắm được cách sắm lễ tảo mộ Tết Thanh Minh năm nay sao cho đúng nhé.

Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh và thường không có ngày cố định, thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân). Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt. Trong dịp tiết Thanh Minh, con cháu sẽ đi tảo mộ để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn.

Dưới đây là cách sắm đồ lễ cúng Tết Thanh Minh đầy đủ và chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.

1. Tiết thanh minh là gì?

Tiết thanh minh là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam. Ngày lễ này mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao các bậc sinh thành đã hi sinh và duy trì thế hệ con cháu mai sau.

Trong ngày thanh minh, mọi người thường chuẩn bị lễ vật tươm tất như đèn, nhang, hoa quả để dâng lên gia tiên tại nhà và cùng nhau ra mộ để chỉnh trang và dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ tổ tiên đã khuất.

Tiết thanh minh là gì

2. Tết thanh minh 2024 là ngày nào?

Tết thanh minh năm 2024 năm nay sẽ bắt đầu vào ngày thứ năm mùng 4-4 dương lịch, tức 26-2 âm lịch. Tết Thanh minh sẽ kéo dài trong khoảng 15-16 ngày. Tết Thanh minh chính là ngày đầu tiên của tiết khí này.

3. Đồ lễ cúng thanh minh 2024

Các lễ vật trong ngày thanh minh gồm:

1 mâm cơm và hương, tiền vang, trầu cau…để dâng lên ban thờ gia thần, gia tiên

Các phần lễ khi ra ngoài mộ

  • Hương thơm, tiền vàng, giấy ngũ sắc, quần áo giấy
  • Bánh kẹo, hoa quả tươi
  • Trầu cau
  • Rượu trắng, nước sạch để cúng

Ngoài ra các bạn có thể tùy tâm để chuẩn bị thêm

  • Đồ ăn chay hoặc mặn (1 đĩa xôi, gà, khẩu thịt…) để dâng lên từng phần mộ
  • Một bộ tam sinh

4. Cách cúng Thanh minh ngoài mộ phần

Nhân ngày Thanh minh, người ta đem theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ. Điều này giúp tránh vừa tránh các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ, vừa không phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau khi dọn sạch mộ, người tảo mộ đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ.

Bắt đầu vào lễ cúng bái, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh Minh. Khi hoàn tất, gia chủ chờ cho hương cháy khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Trường hợp gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cắm một nén hương cho những ngôi mộ gần cạnh đó để tỏ lòng kính trọng và chia sẻ sự thành kính với những ngôi mộ không được chăm sóc cẩn thận hay vô chủ, không có người viếng thăm.

Sắm lễ tảo mộ Tết Thanh Minh năm 2021

5. Văn khấn Tết thanh minh ngoài mộ

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (đọc ngày, tháng Âm lịch).

Tín chủ chúng con là… (tên của bạn)

Ngụ tại số nhà…, xã/phường…, quận/huyện…, tỉnh/thành phố… (địa chỉ của nhà bạn).

Nhằm tiết Thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn Thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của cụ tứ đại, tam đại, ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, chứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

6. Lưu ý khi lễ thanh minh ngoài mộ

- Không nên đi vào những nơi hẻo lánh để tránh nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi theo lối mòn những người đi trước đã để lại.

- Phụ nữ đang thời kì hành kinh hoặc mang thai không nên đi tảo mộ. Không tính đến vấn đề phong thủy, cơ thể người phụ nữ lúc này rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc có nhiều ở nghĩa trang.

- Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.

- Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi. Gia đình cũng đừng quên quét dọn cả phía sau mộ.

- Khi tảo mộ, cần chú ý xem xét bốn phía của ngôi mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

- Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận.

- Những người có khí trường, sức khỏe yếu thì khi vào nhà nên bước qua chậu lửa hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi những trường khí độc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Đánh giá bài viết
12 15.142
0 Bình luận
Sắp xếp theo