Các văn bản hướng dẫn dạy học tích hợp mới nhất
Tổng hợp văn bản chỉ đạo về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một trong những nội dung quan trọng được Bộ giáo dục triển khai ở chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân của mỗi học sinh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện dạy học tích hợp trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.
Các cơ sở giáo dục cần nắm được các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn dạy học tích hợp để triển khai tốt các môn học này.
Những văn hướng dẫn bản quan trọng
Triển khai các môn: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương, những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT nhà trường cần nắm vững gồm:
Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022.
Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023.
Cùng với đó là các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học: Công văn 3699 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022; Công văn số 4020 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn để các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất, không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần.
Cơ sở giáo dục sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất cho từng học kì, bảo đảm số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên.
Ví dụ, đối với giáo viên được phân công dạy học môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời vẫn dạy học môn Vật lý (hoặc Hóa học hoặc Sinh học) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006: Trong các tuần nếu có nhiều tiết dạy môn Khoa học tự nhiên (lớp 6, lớp 7), cần giảm số tiết (hoặc không bố trí) dạy học môn Vật lý (hoặc Hóa học hoặc Sinh học lớp 8, lớp 9).
Sau khi đã hoàn thành nội dung được phân công dạy học môn Khoa học tự nhiên (lớp 6, lớp 7) thì tăng số tiết/tuần đối với môn Vật lý (hoặc Hóa học hoặc Sinh học lớp 8, lớp 9) để bảo đảm thực hiện đúng thời lượng của chương trình môn học phù hợp trong mỗi học kì.
Bộ GD&ĐT cũng lưu ý phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. Không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất cho từng học kì.
Kiểm tra, đánh giá đối với các môn học: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương cũng được Bộ GD&ĐT hướng dẫn.
Chỉ đạo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Về công tác chỉ đạo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Công tác bồi dưỡng tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục 2018 được Bộ GD&ĐT triển khai với 9 modul. Trong đó có hướng dẫn việc thực hiện chương trình các môn học bao gồm môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý; Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí để địa phương, cơ sở giáo dục chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (theo các Quyết định số 2453 đối với cấp Tiểu học, Quyết định số 2454 đối với cấp THCS, Quyết định số 2455 đối với cấp THPT).
Bộ GD&ĐT cũng đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Trong đó “căn cứ thực trạng thừa thiếu giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo, bố trí ngân sách thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp nhu cầu sử dụng”.
Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định “...tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp”.
Thực hiện Nghị quyết 88 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã thiết kế Chương trình môn Lịch sử và Địa lí, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.
Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nghị định 83/2022/NĐ-CP nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Quy định về chuẩn hiệu trưởng tiểu học
So sánh Hợp đồng và Biên chế
Quyết định 1259/QĐ-TTg 2022 phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ NSNN của các cơ quan, tổ chức Nhà nước
Bảng lương theo vị trí việc làm của cán bộ, công chức năm 2024
Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH 2022 hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh trung học năm học 2022-2023
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công