Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH 2019

Tải về

Hợp nhất Luật bảo vệ môi trường

Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật bảo vệ môi trường do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Ngày 4 tháng 7 năm 2019, Văn phòng quốc hội ban hành Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH về hợp nhất Luật bảo vệ môi trường. Đây là văn bản hợp nhất của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Luật Đầu Tư công số 39/2019/QH14. Sau đây là nội dung chi tiết văn bản hợp nhất số 13 năm 2019 của văn phòng Quốc hội.

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2019

LUẬT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

2. Luật Đầu Tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường[1].

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

5. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.

6. Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.

7. Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.

8. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

9. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

10. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

11. Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.

12. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

13. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

14. Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

15. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.

16. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

17. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.

18. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.

19. Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

20. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

21.[2] Quy hoạch bảo vệ môi trường là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian, phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.

22. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

23. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

24. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường.

25. Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

26. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

27. Tín chỉ các-bon là sự chứng nhận hoặc giấy phép có thể giao dịch thương mại liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính.

28. An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia.

29. Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.

4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.

5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.

3. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

4. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường.

6. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.

7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

8. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường.

9. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.

10. Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.

11. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích

1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.

5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.

6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.

7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.

8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.

10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.

11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.

Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.

15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

..................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Môi trường được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI
--------
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - T do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/VBHN-VPQH
Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2019
LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội,
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một
số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch, hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2019;
2. Luật Đầu công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội, hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp nguồn lực
để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của quan, tổ chức, hộ gia đình
nhân trong bảo vệ môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với quan, tổ chức, hộ gia đình nhân trên lãnh thổ nước
Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển vùng trời.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên nhân tạo tác động đối với sự
tồn tại phát triển của con người sinh vật.
2. Thành phần môi trường yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không
khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật các hình thái vật chất khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động
xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện,
phục hồi môi trường; khai thác, s dụng hợp tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi
trường trong lành.
4. Phát triển bền vững phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ hội bảo vệ môi trường.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
5. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, m lượng của c chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật quản được quan nhà nước có thẩm quyền ban nh dưới dạng văn bản
bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chuẩn môi trường mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
quản được các quan nhà nước c tổ chức công bố dưới dạng n bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
7. Sức khỏe môi trường trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường
tác động đến sức khỏe bệnh tật của con người.
8. Ô nhiễm môi trường sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người sinh vật.
9. Suy thoái môi trường sự suy giảm về chất lượng số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người sinh vật.
10. Sự cố môi trường sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
11. Chất gây ô nhiễm các chất hóa học, các yếu tố vật sinh học khi xuất hiện
trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
12. Chất thải vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác.
13. Chất thải nguy hại chất thải chứa yếu t độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ
nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
14. Công nghiệp môi trường một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch
vụ sản phẩm phục vụ các u cầu về bảo vệ môi trường.
15. Quản chất thải quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế xử chất thải.
16. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã
bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá
trình sản xuất khác.
17. Sức chịu tải của môi trường giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố
tác động để môi trường thể tự phục hồi.
18. Kiểm soát ô nhiễm quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xử ô nhiễm.
19. Hồ môi trường tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức hoạt động bảo vệ
môi trường của cơ quan, tổ chức, sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của
pháp luật.
20. Quan trắc môi trường quá trình theo dõi hệ thống về thành phần môi trường, các
yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến
chất lượng môi trường các c động xấu đối với môi trường.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
21.[2] Quy hoạch bảo v môi trường quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố
không gian, phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, quản chất
thải, quan trắc cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
22. Đánh giá môi trường chiến ợc việc phân tích, dự báo c động đến môi trường
của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động
bất lợi đến môi trường, làm nền tảng được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
23. Đánh giá tác động môi trường việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của
dự án đầu cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
24. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, u giữ, vận chuyển,
tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải quan trắc môi trường.
25. Khí nhà kính các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu biến đổi khí
hậu.
26. Ứng phó với biến đổi khí hậu các hoạt động của con người nhằm thích ng giảm
thiểu biến đổi khí hậu.
27. Tín chỉ các-bon sự chứng nhận hoặc giấy phép thể giao dịch thương mại liên
quan đến giảm phát thải khí nhà kính.
28. An ninh môi trường việc bảo đảm không tác động lớn của môi trường đến sự ổn
định chính trị, hội phát triển kinh tế của quốc gia.
29. Thông tin môi trường số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng hiệu, chữ viết,
chữ số, hình nh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường trách nhiệm nghĩa vụ của mọi quan, tổ chức, hộ gia đình
nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết i hòa với phát triển kinh tế, an sinh hội, bảo đảm
quyền trẻ em, thúc đẩy giới phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi
khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên sở sử dụng hợp tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực toàn cầu; bảo
vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình
độ phát triển kinh tế - hội của đất nước.
6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên ưu tiên phòng
ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi
trường nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, nhân gây ô nhiễm, sự cố suy thoái môi trường phải khắc
phục, bồi thường thiệt hại trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Đánh giá bài viết
1 277
Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH 2019
Chọn file tải về :

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm