Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?

Tự kỷ có được coi là khuyết tật không? Tự kỷ có phải một dạng khuyết tật không? Chế độ đối với người tự kỷ ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

1. Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?

Chúng ta đã biết tự kỷ là gì, khuyết tật là gì, nhưng khi so sánh hai khái niệm này, nhiều người lại không thể trả lời câu hỏi "Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?"

Điều 1 trong Pháp lệnh về người khuyết tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người khuyết tật “không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khuyết tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.

Trong đó:

  • Khiếm khuyết (ở cấp độ bộ phận cơ thể): bị mất hoặc tình trạng bất bình thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.
  • Giảm khả năng (ở cấp độ cá nhân): giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nghe, hoặc giao tiếp).

=> Với định nghĩa trên, tự kỷ được xem là một dạng khuyết tật (tình trạng bất thường của chức năng tâm lý, làm giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc sinh hoạt, học tập găp nhiều khó khăn)

2. Chế độ với người tự kỷ

Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?

Tự kỷ được xem là một dạng khuyết tật => Các chế độ đối với người tự kỷ được quy định trong Luật Người khuyết tật, trong đó bao gồm chế độ trợ cấp hàng tháng, chế độ nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, chế độ mai táng. Cụ thể:

2.1 Chế độ trợ cấp hàng tháng

Theo quy định tại điều 44 Luật Người khuyết tật 2010, các đối tượng sau được nhận trợ cấp hàng tháng:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này (Người khuyết tật được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội)
  • Người khuyết tật nặng.

Trong đó, điều 3 luật này quy định các mức độ khuyết tật như sau:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
  • Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
  • Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp trên

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật:

  • Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
  • Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Với: Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng

2.2 Chi phí mai táng:

Bên cạnh đó, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức hỗ trợ chi phí mai táng hỗ trợ chi phí mai táng (20 x 360.000 = 7.200.000 đồng)

2.3 Được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội

Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

  • Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
  • Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
  • Mua thẻ bảo hiểm y tế;
  • Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
  • Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
  • Mai táng khi chết;
  • Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

3. Thủ tục xin chế độ cho trẻ tự kỷ

Thủ tục xin xác nhận mức độ khuyết tật để hưởng chế độ cho người tự kỷ:

Bước 1:

Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn)

Bước 2:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

  • Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
  • Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá.

Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Bước 4: Bộ phận tiếp và trả kết quả trả Giấy xác nhận khuyết tật cho đối tượng.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị
  • Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có);
  • Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật có hiệu lực.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tự kỷ có được coi là khuyết tật không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 560
0 Bình luận
Sắp xếp theo