Tiêu chí xét duyệt trúng thầu dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Tiêu chí xét duyệt trúng thầu dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Việc xét duyệt, thực hiện dự án nhà ở xã hội được thực hiện thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Tiêu chí xét duyệt trúng thầu dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Vào ngày 1/10/2021, Thông tư 09/2021/TT-BXD sẽ có hiệu lực pháp luật, theo đó, tiêu chí xét duyệt trúng thầu dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định tại khoản 2 điều 6 thông tư này như sau:

Điều 6. Các điều kiện và tiêu chí xét duyệt trúng thầu

...

2. Nhà đầu tư trúng thầu là nhà đầu tư có tổng điểm các tiêu chí cao nhất với thang điểm 100 (trường hợp tổng điểm các tiêu chí bằng nhau thì lựa chọn nhà đầu tư có các tiêu chí cao hơn theo thứ tự quy định tại khoản này đảm bảo nguyên tắc nội dung trước đã có nhà thầu đáp ứng thì không xem xét đến nội dung sau) theo quy định sau:

a) Tiêu chí về năng lực tài chính để thực hiện dự án (Lựa chọn nhà đầu tư có vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về đất đai nhiều hơn...): từ 20 đến 30 điểm.

b) Tiêu chí về giải pháp quy hoạch, kiến trúc (Lựa chọn nhà đầu tư đề xuất tỷ lệ diện tích cây xanh, diện tích đất dành cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án, các tiện ích công cộng phục vụ cho cư dân của dự án nhiều hơn..): từ 15 đến 25 điểm.

c) Tiêu chí về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính ứng trước kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội): từ 10 đến 20 điểm; đối với trường hợp dự án đã có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thì các nhà đầu tư đều được điểm tối đa.

d) Tiêu chí về kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở (lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm đã thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở hơn): từ 5 đến 15 điểm;

đ) Tiêu chí về tiến độ thực hiện dự án, đưa công trình vào sử dụng (Lựa chọn nhà đầu tư có đề xuất thời gian thực hiện ngắn nhất): từ 5 đến 10 điểm.

2. Trình tự thực hiện dự án nhà ở xã hội

Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư nhà ở xã hội được quy định tại Nghị định 100/2015, sửa đổi bởi nghị định 49/2021 như sau:

Trình tự thực hiện dự án nhà ở xã hội

- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật xây dựng

- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện như sau:

  • Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu;
  • Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;
  • Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật nhà ở. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan.

- Quy trình chi tiết, trình tự thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thông qua hình thức đấu thầu được áp dụng như quy định của pháp luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được phép triển khai các dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định này để giải quyết nhà ở cho các đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 49 của Luật Nhà ở phù hợp với tình hình và điều kiện đặc thù riêng, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần.

Trong đó, khoản 2 điều 57 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

Điều 57. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội

............

2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định như sau:

a) Trường hợp Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng nhà ở xã hội thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định chủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư;

b) Trường hợp phải dành quỹ đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này thì giao chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước sử dụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;

c) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;

d) Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn Tiêu chí xét duyệt trúng thầu dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội là dự án xây dựng nhà ở có sự hỗ trợ của nhà nước dành cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ nhà ở. Do đó, không phải đối tượng nào cũng được mua nhà ở xã hội.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 68
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm