Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu liên quan trực tiếp đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp không nắm bắt được việc nộp thuế của mình. Do đó, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn quy định về thuế nhà thầu 2023 qua bài viết này.

1. Thuế điện tử là gì, mã số thuế nhà thầu là gì?

Thuế điện tử là thuế mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước thông qua hình thức nộp trực tuyến.

Mã số thuế nhà thầu là một dãy số do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế nhà thầu là một dãy số định danh gồm 10 hoặc 13 chữ số để nhận biết.

2. Các bước đăng ký mã số thuế nhà thầu 2023

Bước 1: Chuẩn bị và thu thâp thông tin công ty

Thông tin: Tên công ty, số giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại,...thông tin đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Cập nhật thông tin vào đơn đăng ký mẫu 04.1-ĐK-TCT (Thông tư 95/2016/TT-BTC)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ;

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế nhà thầu

Hiện nay, việc nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế nhà thầu được áp dụng bằng 02  cách:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế
  • Nộp theo đường bưu điện.

Bước 4: Nhận kết quả thông báo mã số thuế của nhà thầu

Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế nhà thầu và gửi về cho NNT hoặc có thể liên hệ trực tiếp và lên nhận theo giấy hẹn.

Thuế nhà thầu là gì?

3. Đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam

3.1 Đối tượng chịu thuế

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014TT-BTC thì đối tượng chịu thuế nhà thầu đó là:

  • Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

3.2 Đối tượng không phải chịu thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

Như vậy, trên đây là tất cả các trường hợp phải chịu, không phải chịu thuế nhà thầu theo quy định của pháp luật.

4. Thuế nhà thầu đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh

Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh thì thuế nhà thầu bao gồm:

Số thuê GTGT phải nộp=Doanh thu tính thuế GTGTxTỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Số thuế TNDN phải nộp=Doanh thu tính thuế TNDNxTỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

5. Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán

Tài liệu chứng minh đã kê khai quyết toán thuế đó là những hóa đơn, chứng từ giấy hoặc hóa đơn chứng từ điện tử nhận được khi tiến hành nộp thuế.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài, Mẫu tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 320
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm