Thủ tục thanh toán bảo hiểm khi bị tai nạn giao thông

Bị tai nạn giao thông có được bảo hiểm chi trả không?

Bị tai nạn giao thông có được bảo hiểm chi trả như thế nào là luôn vấn đề được các chủ xe khi bắt đầu tham gia bảo hiểm. Vậy trình tự, thủ tục thanh toán bảo hiểm khi gặp tai nạn giao thông như thế nào mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Khi xảy ra tai nạn giao thông chủ xe, lái xe phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường tai nạn, bảo vệ tài sản đồng thời báo ngay cho CSGT hoặc cơ quan công an địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm đã tham gia để phối hợp giải quyết tai nạn.

Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.

Thủ tục thanh toán bảo hiểm khi bị tai nạn giao thông

Hồ sơ bồi thường bao gồm:

  • Tài liệu liên quan đến xe, lái xe.
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về người.
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản.

- Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều Thông tư 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính):

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không có các tài liệu quy định tại Khoản 4 Điều này và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường phải có các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 14Thông tư 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính và các tài liệu sau:

a) Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn.

b) Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

c) Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

Giám định thiệt hại

Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.

Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập.

Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

Đánh giá bài viết
1 358
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm