Thủ tục kiểm dịch thủy sản nhập khẩu

Hồ sơ kiểm dịch thủy sản nhập khẩu

Với những thủy sản nhập nhập khẩu việc kiểm dịch là rất cần thiết để tránh được mầm bệnh lây lan giữa trong nước với nước ngoài và ngược lại. Vậy thủ tục kiểm dịch thực vật thủy sản ra sao, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản nhỏ, lẻ tại Việt Nam hiện nay đều đang gặp phải đó là khâu kiểm dịch thủy sản còn khá nhiều bất cập, nhất là về sự rườm rà trong thủ tục và quy định về kho bảo quản thủy sản trong quá trình chờ kết quả kiếm dịch chưa rõ ràng. Việt Nam hiện nay chưa có các kho bảo quản thủy sản đông lạnh, thủy sản giống tại các khu vực cảng, cửa khẩu dẫn đến phát sinh chi phí bảo quản hàng hóa và gây rắc rối không ít cho doanh nghiệp trong lúc chờ kết quả kiểm dịch. Để tránh tình trạng này xảy ra, doanh nghiệp phải đảm bảo chuẩn bị kho bảo quản, hoặc kho cách ly đủ tiêu chuẩn vê sinh thú y thì mới được phép đem hàng về bảo quản trong lúc chờ hàng thông quan.

Thủ tục kiểm dịch thủy sản

Về thủ tục đăng ký kiểm dịch thủy sản, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cục Thú Y - Bộ Y Tế. Trong đó, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thủy sản nhập khẩu gồm:

a) Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (kể từ ngày làm đơn đăng ký nhập khẩu, doanh nghiệp có thể dự trù để nhập hàng trong 3 tháng tới)

b) Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu cấp, xác nhận:

Động vật thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hoặc vùng nuôi hoặc quốc gia an toàn dịch bệnh hoặc đã được kiểm tra không có các bệnh trong Danh mục các bệnh thủy sản của OIE đối với loài động vật thủy sản đó.

d) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối với giống thủy sản không có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

e) Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);

f) Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể).

Đối với giấy chứng nhận vệ sinh thú y, doanh nghiệp phải chuẩn bị kho cách ly theo đủ tiêu chuẩn, sau đó tiến hành đăng ký kiểm tra kho theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau khi có giấy chứng nhận, doanh nghiệp mới được phép đưa hàng về kho cách ly trong lúc chờ kết quả kiểm dịch để thông quan hàng hóa.

Tính từ ngày nộp bộ hồ sơ hộp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc, dựa trên tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu và kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thuỷ sản giống);

Đánh giá bài viết
1 244
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo