Thông tư 76/2015/TT-BGTVT về quản lý sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu đường sắt

Thông tư 76/2015/TT-BGTVT - Quản lý sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu đường sắt

Thông tư 76/2015/TT-BGTVT về quản lý sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu đường sắt có hiệu lực ngày 01/02/2016, do Bộ Giao thông vận tải ban hành, quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu đối với người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.

Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn, xe quá tải trọng trên đường bộ

Thông tư 63/2015/TT-BGTVT về việc kiểm tra chất lượng, an toàn phương tiện đường sắt

Thông tư 12/2015/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt

Thông tư 76/2015/TT-BGTVT bãi bỏ Quyết định 44/2005/QĐ-BGTVT; Điều 1 Quyết định 37/2007/QĐ-BGTVT; Thông tư 04/2011/TT-BGTVT.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 76/2015/TT-BGTVTHà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP MỚI, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu đối với người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.

2. Thông tư này không áp dụng đối với những người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu (depot) đường sắt đô thị; phạm vi nội bộ đường sắt chuyên dùng trực tiếp phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp mà không đi qua khu dân cư, không giao cắt với hệ thống đường bộ.

Chương II

GIẤY PHÉP LÁI TÀU VÀ SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI TÀU

Điều 3. Giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu bao gồm các loại sau:

a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);

b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);

c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước;

d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt;

đ) Giấy phép lái tàu điện (trên đường sắt đô thị).

2. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 4. Sử dụng giấy phép lái tàu

1. Người được cấp giấy phép chỉ được điều khiển loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép và phải mang theo giấy phép khi lái tàu.

2. Người được cấp giấy phép lái đầu máy diesel, đầu máy điện được phép lái các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt nhưng phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

3. Lái tàu không đảm nhiệm chức danh theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh thì phải thực hiện sát hạch và cấp mới giấy phép lái tàu theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Điều 5. Thu hồi giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Cấp cho người không đủ điều kiện quy định tại Điều 10 của Thông tư này;

b) Có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này.
2. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép lái tàu; doanh nghiệp trực tiếp quản lý lái tàu có trách nhiệm thu hồi giấy phép và gửi về Cục Đường sắt Việt Nam.

Chương III

QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP MỚI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI TÀU

Điều 6. Nội dung và quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu

1. Nội dung sát hạch bao gồm 2 phần:

a) Sát hạch lý thuyết;

b) Sát hạch thực hành.

2. Quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 7. Địa điểm sát hạch

Địa điểm tổ chức sát hạch do doanh nghiệp bố trí. Doanh nghiệp phải bố trí nhân lực, cơ sở vật chất và các loại phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị chuyên môn, tuyến đường sắt đang khai thác bảo đảm cho việc sát hạch các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu

1. Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (Hội đồng sát hạch) do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thành lập.

2. Thành phần của Hội đồng sát hạch có từ 05 đến 07 thành viên, gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam hoặc người được Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ủy quyền;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo doanh nghiệp có địa điểm được chọn để tổ chức sát hạch;

c) Các thành viên khác của Hội đồng do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quyết định.

3. Nguyên tắc hoạt động:

a) Hội đồng sát hạch chỉ làm việc khi có mặt Chủ tịch Hội đồng và tối thiểu 60% tổng số thành viên của Hội đồng;

b) Kết luận đánh giá của Hội đồng sát hạch chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 80% tổng số thành viên có mặt nhất trí;

c) Hội đồng sát hạch tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sát hạch:

a) Chỉ đạo và kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ sát hạch;

b) Chủ trì xây dựng và trình Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt nội dung sát hạch trước khi tổ chức kỳ sát hạch;

c) Chỉ đạo việc sát hạch theo đúng các quy định của Bộ Giao thông vận tải;

d) Phổ biến, hướng dẫn nội dung, quy trình sát hạch và các quy định cần thiết khác cho các sát hạch viên;

đ) Sắp xếp lịch sát hạch và tổ chức sát hạch;

e) Tạm ngừng việc sát hạch và báo cáo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam khi thấy không đủ điều kiện tổ chức kỳ sát hạch

g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và lập biên bản, gửi lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại Cục Đường sắt Việt Nam;

h) Quyết định xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm quy trình sát hạch do Tổ sát hạch báo cáo.

Đánh giá bài viết
1 72
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi