Thông tư 28/2018/TT-BTNMT Kỹ thuật công tác bay đo từ trong điều tra địa chất khoáng sản
Thông tư số 28/2018/TT-BTNMT
- Tóm tắt Nội dung Thông tư 28/2018/TT-BTNMT
- Nội dung Thông tư 28/2018/TT-BTNMT
- Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay
- Điều 5. Chuẩn bị thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực
- Điều 6. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo
- Điều 7. Các dạng công tác bay đo từ và trọng lực
- Điều 8. Công tác lắp đặt, tháo dỡ máy, thiết bị
- Điều 9. Giám sát công tác bay đo từ và trọng lực; kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định kết quả bay đo từ và trọng lực
- Điều 10. Lưu giữ, khai thác, sử dụng, công bố thông tin
- Chương II. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA ĐỊNH VỊ DẪN TUYẾN BAY ĐO TỪ VÀ BAY ĐO TRỌNG LỰC
- Chương III. CÔNG TÁC BAY ĐO TỪ
- Thuộc tính Thông tư 28/2018/TT-BTNMT
Thông tư 28/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật công tác bay đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
Tóm tắt Nội dung Thông tư 28/2018/TT-BTNMT
Ngày 26/12/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 28/2018/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật công tác bay đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
Trong đó, phương pháp bay đo từ là phương pháp đo giá trị trường từ bằng các thiết bị chuyên dụng đặt trên máy bay; tương tự, phương pháp bay đo trọng lực là phương pháp đo giá trị trường trọng lực bằng các thiết bị chuyên dụng đặt trên máy bay.
Theo Thông tư, trước khi thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực, đơn vị thực hiện phải:
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ bay để xin cấp phép bay, thông báo kế hoạch bay theo quy định;
- Đăng ký Nhà nước về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
- Xem xét, đánh giá đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình để tính toán thời gian bay đo cho phù hợp;
- Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn máy, thiết bị phục vụ công tác bay đo theo quy định…
Thông tư 28/2018/TT-BTNMT là văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2019.
Nội dung Thông tư 28/2018/TT-BTNMT
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 28/2018/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TÁC BAY ĐO TỪ VÀ TRỌNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật công tác bay đo từ và trọng lực trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định kỹ thuật về công tác bay đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thông tư này không áp dụng đối với việc sử dụng vệ tinh, máy bay không người lái để đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, đơn vị thực hiện công tác bay đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương pháp bay đo từ là phương pháp đo giá trị trường từ bằng các thiết bị chuyên dụng đặt trên máy bay.
2. Phương pháp bay đo trọng lực là phương pháp đo giá trị trường trọng lực bằng các thiết bị chuyên dụng đặt trên máy bay.
3. Trường trọng lực bình thường là giá trị trường trọng lực tính trên mặt Trái đất lý thuyết, có dạng Ellipsoid.
4. Hiệu chỉnh kết quả đo trọng lực là việc tính toán để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố: Độ cao, lớp trung gian, địa hình, hiệu ứng chuyển động của máy bay, thủy triều và độ cong trái đất lên kết quả đo.
5. Trường từ của Trái đất là một đại lượng vec tơ. Giá trị cường độ của trường từ gọi là trường từ toàn phần, ký hiệu là T.
6. Trường từ bình thường (ký hiệu là T0) là một khái niệm quy ước, được tính toán từ các giá trị trường đo được tại những điểm được cho là không có dị thường từ.
7. Dị thường từ (ký hiệu là ∆Ta) là hiệu giá trị giữa trường từ đo được sau khi đã thực hiện các phép hiệu chỉnh và liên kết (ký hiệu là T) với giá trị trường từ bình thường T0 tại một điểm đo: ∆Ta = T-T0.
8. Mạng lưới tuyến bay đo là tập hợp mạng lưới tuyến bay đo thường, tuyến bay đo tựa, tuyến bay đo kiểm tra và tuyến bay đo liên kết.
9. Mạng lưới tuyến bay đo thường là mạng lưới tuyến bay đo được thiết kế theo tỷ lệ đo vẽ để bay đo từ, trọng lực trên toàn bộ vùng bay.
10. Mạng lưới tuyến bay đo tựa là mạng lưới tuyến bay đo dùng để liên kết tài liệu từ, trọng lực trong một vùng bay.
11. Tuyến bay đo kiểm tra là tuyến bay đo đã được lựa chọn để bay đo kiểm tra hệ thống máy, thiết bị đo ghi cho mỗi chuyến bay.
12. Tuyến bay đo liên kết là tuyến bay đo để liên kết số liệu đo từ, trọng lực giữa các vùng bay với nhau.
13. Các cụm từ viết tắt trong Thông tư này quy định tại bảng 1 như sau:
Bảng 1. Các cụm từ viết tắt
STT | Ký hiệu | Giải nghĩa |
1 | Deviaxia | Ảnh hưởng của hướng bay lên kết quả đo từ. |
2 | Eotvot | Ảnh hưởng chuyển động của máy bay lên kết quả đo trọng lực. |
3 | DEM | Mô hình số độ cao. |
4 | nT | NanoTesla, đơn vị đo trường từ. |
Điều 4. Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay
1. Mạng lưới tuyến bay đo từ, trọng lực được thực hiện theo tỷ lệ điều tra; khoảng cách các tuyến bay đo thường, khoảng cách các tuyến bay đo tựa được quy định tại Bảng 2 khoản này.
Bảng 2. Khoảng cách mạng lưới các tuyến bay đo
STT | Tỷ lệ điều tra | Khoảng cách giữa các tuyến bay đo thường (m) | Khoảng cách tuyến bay đo tựa (m) |
1 | 1:1.000.000 | 10.000 | Trong khoảng từ 30.000 đến 50.000 |
2 | 1:500.000 | 5.000 | Trong khoảng từ 15.000 đến 25.000 |
3 | 1:250.000 | 2.500 | Trong khoảng từ 7.500 đến 12.500 |
4 | 1:200.000 | 2.000 | Trong khoảng từ 6.000 đến 10.000 |
5 | 1:100.000 | 1.000 | Trong khoảng từ 3.000 đến 5.000 |
6 | 1:50.000 | 500 | Trong khoảng từ 1.500 đến 2.500 |
7 | 1:25.000 | 250 | Trong khoảng từ 750 đến 1.250 |
8 | 1:10.000 | 100 | Trong khoảng từ 300 đến 500 |
2. Khoảng cách giữa các tuyến bay đo thường khi bay thực tế không lệch quá một phần ba (1/3) khoảng cách giữa hai tuyến liền kề so với thiết kế.
3. Yêu cầu thiết kế hướng (phương vị) tuyến bay đo:
a) Hướng tuyến bay đo thường được thiết kế vuông góc hoặc gần vuông góc với phương cấu trúc địa chất chung của vùng bay nhưng không nhỏ hơn 45°;
b) Hướng tuyến bay đo tựa được thiết kế vuông góc với tuyến bay đo thường;
c) Không thiết kế tuyến bay đo thường theo hướng 90° hoặc 270° đối với bay đo từ.
4. Yêu cầu thiết kế tuyến bay đo liên kết:
a) Tuyến bay đo liên kết được thiết kế để đo chờm phủ lên cả hai vùng bay đo trên vùng có đặc điểm trường từ ổn định;
b) Việc liên kết giữa hai vùng bay phải có ít nhất ba tuyến bay đo liên kết; chiều dài mỗi tuyến bay đo liên kết chờm trên từng vùng bay tối thiểu 10 km.
5. Độ cao bay đo từ và bay đo trọng lực của tuyến bay đo thường, tuyến bay đo tựa tối đa là 500m tính từ điểm cao nhất của mặt địa hình trên tuyến bay, trừ độ cao bay đo quy định tại khoản 2 Điều 17, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 37 và khoản 1 Điều 38 Thông tư này. Việc xác định độ cao bay đo cụ thể được thực hiện theo đề án, dự án, nhiệm vụ (sau đây gọi chung là đề án) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Yêu cầu về tốc độ bay:
a) Tốc độ bay đo từ ≤ 500 km/h;
b) Tốc độ bay đo trọng lực ≤ 250 km/h và giữ ổn định tốc độ trong toàn bộ quá trình bay đo.
Điều 5. Chuẩn bị thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực
1. Đơn vị thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ bay để xin cấp phép bay, thông báo kế hoạch bay theo quy định của pháp luật;
b) Đăng ký nhà nước về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản;
c) Xem xét, đánh giá đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình để tính toán thời gian bay đo cho phù hợp;
d) Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn máy, thiết bị phục vụ công tác bay đo theo quy định của pháp luật;
đ) Chuẩn bị vật tư, vật liệu, tài liệu có liên quan;
e) Vận chuyển máy, thiết bị và nhân lực tới vùng bay.
2. Công tác chuẩn bị trước mỗi chuyến bay đo:
Đơn vị được giao nhiệm vụ bay đo từ, bay đo trọng lực và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị đo;
c) Xác định điều kiện bay, kế hoạch bay;
d) Thực hiện các thủ tục bay đo theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo
1. Đơn vị được giao nhiệm vụ bay đo từ, bay đo trọng lực và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo.
2. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Các dạng công tác bay đo từ và trọng lực
Mỗi một đề án bay đo từ hoặc bay đo trọng lực, đơn vị được giao nhiệm vụ bay đo phải thực hiện các dạng công tác bay gồm bay khảo sát, bay đo kỹ thuật, bay đo sản xuất và bay chuyển trường, cụ thể như sau:
1. Bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay để xác định điều kiện địa hình, địa vật, khí hậu, điều kiện cất cánh, hạ cánh nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch bay an toàn, hợp lý, hiệu quả.
2. Bay đo kỹ thuật gồm các dạng bay sau:
a) Bay để kiểm tra máy, thiết bị và xác định các thông số kỹ thuật. Đối với bay đo từ phải thực hiện bay đo bù từ trường, bay xác định ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay và bay xác định độ trễ của thiết bị đo ghi. Đối với bay đo trọng lực phải thực hiện bay đo trên tuyến bay chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư này để kiểm tra máy đo trọng lực;
b) Bay chọn tuyến bay kiểm tra;
c) Bay đo theo tuyến bay đo tựa, tuyến bay đo liên kết đã thiết kế.
3. Bay đo sản xuất là việc thực hiện công tác bay đo từ, bay đo trọng lực theo mạng lưới tuyến bay đo thường đã thiết kế.
4. Bay chuyển trường là bay chuyển máy bay từ sân bay này đến sân bay khác trong quá trình thực hiện đề án.
Điều 8. Công tác lắp đặt, tháo dỡ máy, thiết bị
1. Việc lắp đặt máy đo từ, trọng lực và các thiết bị khác có liên quan thực hiện theo quy định kỹ thuật và thiết kế của đơn vị cung cấp máy bay.
2. Công tác lắp đặt máy, thiết bị bảo đảm kết nối toàn bộ hệ thống máy và thiết bị liên quan (hệ thống thu thập số liệu, hệ thống dẫn đường định vị GPS, hệ thống thiết bị đo độ cao); vận hành kiểm tra bảo đảm toàn bộ hệ thống máy và thiết bị hoạt động bình thường.
3. Việc tháo dỡ máy và các thiết bị khác liên quan được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kết thúc mùa bay;
b) Bảo dưỡng định kỳ máy bay theo quy định của pháp luật hoặc của nhà sản xuất;
c) Máy bay, máy và thiết bị liên quan có sự cố hoặc không đảm bảo an toàn để thực hiện bay.
Điều 9. Giám sát công tác bay đo từ và trọng lực; kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định kết quả bay đo từ và trọng lực
1. Việc giám sát công tác bay đo từ và trọng lực được thực hiện theo quy định của pháp luật trong toàn bộ quá trình từ lắp đặt, tháo dỡ máy, thiết bị cho đến khi kết thúc quá trình bay đo.
2. Việc kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định kết quả bay đo từ, trọng lực thực hiện theo các quy định hiện hành về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Lưu giữ, khai thác, sử dụng, công bố thông tin
Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, số liệu, kết quả bay đo từ và trọng lực thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương II. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA ĐỊNH VỊ DẪN TUYẾN BAY ĐO TỪ VÀ BAY ĐO TRỌNG LỰC
Điều 11. Yêu cầu kỹ thuật công tác trắc địa định vị dẫn tuyến bay đo từ và trọng lực
1. Trước mỗi mùa bay, hệ thống định vị, dẫn đường (máy GPS) phải được kiểm tra các thông số về tọa độ, độ cao tại mốc trắc địa quốc gia và tại vị trí lắp đặt máy GPS trên máy bay.
2. Việc dẫn tuyến bay đo để thực hiện các dạng công tác bay đo quy định tại Điều 7 Thông tư này không lệch quá một phần ba (1/3) khoảng cách giữa hai tuyến bay đo liền kề đã thiết kế.
3. Độ chính xác xác định vị trí điểm đo: Về mặt phẳng (Mxy) ≤ ±15m; về độ cao (mh) ≤ ± 0,8m.
Điều 12. Công tác trắc địa trên mặt đất
1. Việc đo câu nối tọa độ, độ cao từ mốc trắc địa quốc gia đến hai điểm đặt máy GPS tại các vị trí cố định trên mặt đất (gọi chung là máy GPS tĩnh) phải đạt độ chính xác về mặt phẳng Mxy ≤ ±1m, về độ cao mh ≤± 0,3m trước khi bay đo từ và trọng lực trên mạng lưới tuyến đã thiết kế. Trong trường hợp thuận lợi được đặt máy GPS tĩnh tại vị trí điểm tọa độ độ cao Nhà nước.
2. Hai máy GPS tĩnh phải đo liên tục trong thời gian từ khi máy bay cất cánh bay đo từ, trọng lực đến khi máy bay hạ cánh.
Điều 13. Công tác trắc địa cho một chuyến bay đo
1. Trước khi thực hiện một chuyến bay đo từ, trọng lực, đơn vị thực hiện yêu cầu đội ngũ kỹ thuật bay đo phải triển khai các nội dung sau:
a) Lập kế hoạch bay đo trong ngày;
b) Chuyển đổi tọa độ thiết kế tuyến bay về tọa độ mặc định của máy GPS lắp đặt trên máy bay (gọi chung là máy GPS động);
c) Xác định tọa độ điểm đầu và điểm cuối các tuyến bay đo;
d) Nhập tọa độ mạng lưới tuyến bay đo đã thiết kế vào máy GPS lắp đặt trên máy bay.
2. Khi máy bay cất cánh để bay đo, cán bộ kỹ thuật trắc địa phối hợp với tổ lái dẫn máy bay vào tuyến bay đo, vận hành thiết bị ghi số liệu tọa độ, độ cao các điểm đo của tuyến bay đo; kiểm tra việc ghi số liệu đo và theo dõi hoạt động của các thiết bị đo trong toàn bộ quá trình bay đo.
3. Cán bộ kỹ thuật trắc địa có trách nhiệm phối hợp với tổ lái kiểm tra độ lệch về mặt phẳng và độ cao tuyến bay đảm bảo bay đúng tuyến bay đo đã thiết kế.
Điều 14. Văn phòng thực địa công tác trắc địa
Kết thúc một ngày bay đo từ, trọng lực, đội ngũ kỹ thuật bay đo phải thực hiện công tác văn phòng với các nội dung sau:
1. Chuyển số liệu, lưu giữ số liệu vào máy tính và thiết bị lưu giữ ngoài. Kiểm tra, đánh giá sơ bộ chất lượng số liệu đo hàng ngày.
2. Xử lý đồng bộ số liệu đo của hai (02) máy GPS tĩnh và máy GPS động bằng phần mềm chuyên dụng kèm theo.
3. Chuyển giá trị tọa độ và độ cao các điểm đo trên máy bay về hệ tọa độ quốc gia hiện hành.
4. Lập sơ đồ tuyến bay thực tế theo các dạng công tác bay đo quy định tại Điều 7 Thông tư này trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ đã thiết kế để phục vụ công tác xử lý các số liệu bay đo từ, trọng lực và hoàn thiện các bộ bản đồ theo yêu cầu của đề án bay đo.
5. Thống kê các tuyến bay đo từ, trọng lực trong ngày; kiểm tra, xác định các đoạn tuyến bay đo chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, đề xuất kế hoạch bay đo bổ sung.
Chương III. CÔNG TÁC BAY ĐO TỪ
Điều 15. Yêu cầu chung về máy và thiết bị đo từ trên máy bay
1. Đầu thu từ có độ nhạy ≤ 1 nT.
2. Thiết bị đo ghi phải có thiết bị bù từ trường và phần mềm bù từ trường tự động.
3. Khối thu thập dữ liệu điều khiển chung, đảm bảo đồng bộ mọi dữ liệu theo thời gian thực của máy GPS và các thiết bị phụ trợ khác. Tốc độ đo ghi từ 01giây/01 số liệu đo đến 0,1 giây/01 số liệu đo.
4. Có phần mềm xử lý, hiệu chỉnh, liên kết số liệu đo.
Điều 16. Yêu cầu về lắp đặt máy, thiết bị đo từ tại máy bay
1. Việc lắp đặt máy, thiết bị đo từ tại máy bay phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
2. Đối với đầu thu máy đo từ phải lắp đặt theo thiết kế phù hợp với loại máy bay được sử dụng tại một trong các vị trí sau:
a) Tại vị trí giá (cần) kéo dài về phần đuôi (hoặc đầu) máy bay;
b) Tại vị trí đầu ngoài cùng của cánh máy bay;
c) Thả bằng cáp xuống phía dưới thân máy bay.
Điều 17. Bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay
1. Mỗi đề án bay đo từ phải thực hiện ít nhất một chuyến bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay để xác định khái quát ranh giới vùng bay, điều kiện địa hình, địa vật phục vụ công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức bay đảm bảo an toàn, hiệu quả.
2. Độ cao bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay không thấp hơn độ cao bay đo từ của tuyến bay đã thiết kế.
Điều 18. Bay bù từ trường và bay xác định ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay
1. Bay bù từ trường và bay xác định ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay được thực hiện khi bắt đầu một mùa bay hoặc vùng bay có hướng của các tuyến bay đo không trùng với hướng tuyến bay đo của vùng bay trước đó.
Kỹ thuật bay bù từ trường và bay xác định ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Bay bù từ trường để xác định giá trị trường từ của máy bay ảnh hưởng đến kết quả đo, cụ thể:
a) Vùng bay bù từ trường phải đáp ứng các yêu cầu: Gần khu vực bay đo; có trường từ tương đối bình ổn;
b) Bay bù từ trường thực hiện ở độ cao từ 2000m đến 3000m tính từ mặt địa hình;
c) Tất cả các máy, thiết bị đo được lắp đặt trên máy bay và thiết bị của máy bay được đặt ở chế độ hoạt động bình thường tương tự khi bay đo;
d) Kỹ thuật bay bù từ trường: Bay theo 4 cạnh của hình vuông, kích thước mỗi cạnh từ 5km đến 10km. Hướng của các cạnh hình vuông phù hợp với hướng của tuyến bay đo thường và tuyến bay đo tựa. Khi bay trên mỗi cạnh của hình vuông phải thay đổi ba lần chuyển động của máy bay theo độ nghiêng (roll) ±5°, hướng (yaw) ±5°, độ cao (pitch) ±10°;
đ) Giá trị trường từ đo được khi thay đổi các trạng thái của máy bay được tự động tính toán và bù vào kết quả đo trường từ trong quá trình bay đo sản xuất. Sau khi bù tự động, giới hạn nhiễu khi bay không vượt quá 4nT.
3. Bay xác định giá trị ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay nhằm thu thập số liệu để hiệu chỉnh sự ảnh hưởng của hướng bay đến kết quả đo, cụ thể:
a) Vị trí trung tâm bay (A) theo quy định tại Hình 1 khoản này phải đáp ứng các yêu cầu: Gần khu vực bay đo; có trường từ tương đối bình ổn;
b) Bay xác định giá trị ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay được thực hiện ở độ cao từ 2000m đến 3000m tính từ mặt địa hình;
c) Tất cả các máy, thiết bị đo được lắp đặt trên máy bay và thiết bị của máy bay được đặt ở chế độ hoạt động bình thường tương tự khi bay đo;
d) Kỹ thuật bay: Bay theo bốn (04) hướng qua vị trí trung tâm (A) quy định tại Hình 1 theo các hướng phù hợp với hướng của tuyến bay đo thường và tuyến bay đo tựa.
Nội dung Thông tư 28/2018/TT-BTNMT vẫn còn, mời các bạn Tải Thông tư 28/2018/TT-BTNMT doc và pdf miễn phí để xem chi tiết nội dung.
Thuộc tính Thông tư 28/2018/TT-BTNMT
Số hiệu: | 28/2018/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Trần Quý Kiên |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2019 |
Ngày công báo: | 22/01/2019 | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tải Thông tư 28/2018/TT-BTNMT định dạng .doc
323,5 KB 23/01/2019 1:58:55 CH
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Trần Quý Kiên |
Số hiệu: | 28/2018/TT-BTNMT | Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2019 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 04/2019/TT-BLĐTBXH về Hướng dẫn tiền lương Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ vừa
-
Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT
-
Thủ tục nộp phạt qua bưu điện
-
Thông tư 01/2019/TT-BGTVT
-
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2024
-
Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT về Thủ tục đánh giá rủi ro cấp phép nhập khẩu thủy sản sống
-
Quy định xử phạt người điều khiển giao thông sử dụng ma túy
-
Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tài nguyên - Môi trường
Quyết định số 1873/QĐ-TTG
Hướng dẫn về giá thu gom rác thải theo khối lượng/thể tích
Quyết định 1183/QĐ-BTNMT 2020 thủ tục hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn được sửa đổi, bổ sung
Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Thông tư về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
Quyết định 74/QĐ-TTG nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng toà nhà thương mại, chung cư cao tầng
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác