Thông tư 25/2020/TT-BQP xây dựng áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn lĩnh vực quân sự quốc phòng
Thông tư số 25/2020/TT-BQP
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 25/2020/TT-BQP quy định về xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng..
Theo đó, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng bao gồm một hoặc kết hợp các loại sau:
Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định, quy phạm chung cho một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động quân sự, quốc phòng;
Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa, ký hiệu sử dụng trong các ngành, chuyên ngành trong Quân đội;
Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về chỉ tiêu, mức chỉ tiêu, yêu cầu đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng;
Tiêu chuẩn phương pháp quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp thử, phương pháp kiểm tra, phương pháp phân tích, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng;
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2020/TT-BQP | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2020 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc lập kế hoạch, xây dựng, thẩm định, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến lập kế hoạch, xây dựng, thẩm định, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây viết tắt là TCVN/QS) là tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây viết tắt là QCVN/BQP) là quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
3. Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây viết tắt là TCQS) là tiêu chuẩn do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, cục chuyên ngành ban hành theo thẩm quyền thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng được giao quản lý.
4. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài thành tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng là việc công bố một tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng có nội dung hoàn toàn tương đương hoặc tương đương có sửa đổi với nội dung của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng.
5. Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là phòng, ban, trợ lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Yêu cầu chung trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chất lượng đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng trong các trạng thái mua sắm nhập khẩu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến và đang khai thác sử dụng; các hoạt động dịch vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng.
2. Đảm bảo về bí mật quân sự, quốc phòng, an toàn, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, quyền và lợi ích của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tuân thủ nguyên tắc làm việc đồng thuận trên cơ sở thảo luận công khai, dân chủ của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển của Quân đội; các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài có tính chất tương đồng, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5. Ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo nhóm các đối tượng tương đồng về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý.
6. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong Quân đội và quốc gia.
7. Trường hợp viện dẫn tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với các yêu cầu kỹ thuật, cơ quan soạn thảo phải đảm bảo có sẵn bản tiếng Việt của tài liệu viện dẫn và chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý của bản tiếng Việt.
Điều 5. Loại tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
1. Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng bao gồm một hoặc kết hợp các loại sau:
a) Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định, quy phạm chung cho một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động quân sự, quốc phòng;
b) Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa, ký hiệu sử dụng trong các ngành, chuyên ngành trong Quân đội;
c) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về chỉ tiêu, mức chỉ tiêu, yêu cầu đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng;
d) Tiêu chuẩn phương pháp quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp thử, phương pháp kiểm tra, phương pháp phân tích, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng;
đ) Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng;
e) Tiêu chuẩn toàn diện quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, phương pháp kiểm tra và các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng;
g) Tiêu chuẩn phân cấp chất lượng quy định các yêu cầu về hồ sơ, lý lịch, thời gian sử dụng, tính đồng bộ và chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng với từng cấp chất lượng đối với vũ khí trang bị, sản phẩm quốc phòng, công trình quốc phòng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm:
a) Quy chuẩn kỹ thuật chung quy định về an toàn, kỹ thuật và quản lý áp dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Căn cứ mục đích, yêu cầu quản lý cụ thể, các cơ quan, đơn vị đề nghị bổ sung loại quy chuẩn khác cho phù hợp với lĩnh vực quản lý chuyên ngành được phân công trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Tiêu chuẩn cơ sở gồm: Tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Căn cứ quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý cụ thể, các cơ quan, đơn vị quyết định bổ sung loại tiêu chuẩn khác bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 6. Đối tượng, căn cứ xây dựng TCVN/QS
1. Đối tượng xây dựng của TCVN/QS, gồm:
a) Vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng; công trình quốc phòng;
b) Thuật ngữ trong các ngành, chuyên ngành trong Quân đội;
c) Phương pháp đo, kiểm tra, thử nghiệm, lấy mẫu;
d) Lĩnh vực, quá trình cụ thể trong hoạt động quân sự, quốc phòng.
2. Căn cứ để xây dựng TCVN/QS, gồm:
a) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
b) Tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc tính năng chiến kỹ thuật của vũ khí trang bị mua sắm nhập khẩu, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt;
c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật sản phẩm quốc phòng được phê duyệt Dấu B theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
đ) Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, giám định.
3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài thành TCVN/QS khi có đối tượng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 7. Đối tượng, căn cứ xây dựng QCVN/BQP
1. Đối tượng xây dựng QCVN/BQP, gồm:
a) Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia;
b) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia;
c) An toàn lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự;
d) An toàn, an ninh trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
2. Căn cứ để xây dựng QCVN/BQP, gồm:
a) Tiêu chuẩn quốc gia;
b) Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng;
c) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
d) Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
đ) Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm.
Điều 8. Đối tượng, yêu cầu, căn cứ xây dựng TCQS
1. Đối tượng xây dựng TCQS, gồm:
a) Các loại phụ tùng, bộ phận, chi tiết, vật tư và các sản phẩm khác để đảm bảo đồng bộ phục vụ cho quá trình sản xuất, sửa chữa, cải tiến vũ khí trang bị;
b) Các vũ khí trang bị đặc thù sử dụng trong phạm vi của đơn vị.
2. Yêu cầu:
a) Không được trái với QCVN/BQP, TCVN/QS và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Phải phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất, sửa chữa của đơn vị.
3. Căn cứ để xây dựng TCQS, gồm:
a) Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của đơn vị; tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành TCQS;
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của đối tượng xây dựng TCQS được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của đối tượng xây dựng tiêu chuẩn.
Điều 9. Phạm vi, phương thức và biện pháp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1. Phạm vi áp dụng:
a) TCVN/QS áp dụng bắt buộc trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng;
b) TCQS áp dụng bắt buộc trong phạm vi cấp ban hành;
c) QCVN/BQP áp dụng bắt buộc trong phạm vi quốc gia;
d) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng tự nguyện; trường hợp cần thiết được áp dụng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Phương thức áp dụng:
a) Áp dụng trực tiếp: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng trực tiếp mà không thông qua một văn bản, tài liệu trung gian khác;
b) Áp dụng gián tiếp: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng thông qua văn bản, tài liệu trung gian khác.
3. Biện pháp áp dụng:
a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các đối tượng liên quan;
b) Đẩy mạnh các hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
c) Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài phù hợp nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong điều kiện Việt Nam. Có kế hoạch đầu tư công nghệ, quản lý, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được dự kiến áp dụng.
Chương II
LẬP, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TCVN/QS, QCVN/BQP, TCQS
Điều 10. Lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm và hằng năm
1. Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm và hằng năm.
a) Kế hoạch năm năm phải đáp ứng nhu cầu phát triển của Quân đội, yêu cầu quản lý nhà nước, nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao và yêu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng;
b) Kế hoạch hằng năm phải phù hợp với kế hoạch năm năm. Kế hoạch hằng năm, gồm; các nội dung xây mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ TCVN/QS.
2. Kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm:
a) Nội dung kế hoạch gồm: lĩnh vực, đối tượng xây dựng; loại tiêu chuẩn; số lượng tiêu chuẩn; thời gian thực hiện; nguồn kinh phí thực hiện. Nội dung kế hoạch năm năm theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Quý II năm cuối kỳ kế hoạch năm năm, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập kế hoạch năm năm tiếp theo thuộc lĩnh vực, chuyên ngành được phân công gửi về Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổng hợp;
c) Trên cơ sở định hướng phát triển của Bộ Quốc phòng, Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm, các cơ quan, đơn vị phải có văn bản tham gia ý kiến gửi về Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
d) Kế hoạch năm năm được rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị hoặc nhiệm vụ đột xuất do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm thực hiện theo trình tự quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm
a) Nội dung kế hoạch gồm: Tên tiêu chuẩn cần xây dựng; thời gian thực hiện; phương thức xây dựng (chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài; xây dựng mới; sửa đổi, bổ sung); dự toán chi và nguồn kinh phí thực hiện; đơn vị chủ trì xây dựng, đơn vị phối hợp. Nội dung kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Quý II hằng năm, căn cứ vào kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm, nhu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế, kết quả rà soát định kỳ TCVN/QS; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm cho năm sau thuộc lĩnh vực, chuyên ngành được phân công gửi về Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Trên cơ sở kế hoạch xây dựng TCVN/QS năm năm và hằng năm của các cơ quan, đơn vị, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng lập kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan, đơn vị phải có văn bản tham gia ý kiến gửi về Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c) Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nghiên cứu tổng hợp, hoàn chỉnh, lập hồ sơ báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
d) Thực hiện kế hoạch hằng năm
Căn cứ kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.
đ) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
Trước ngày 01 tháng 10 hằng năm, các cơ quan, đơn vị gửi văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm về Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Điều 11. Lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN/BQP năm năm và hằng năm
1. Việc lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN/BQP năm năm và hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Các nội dung kế hoạch xây dựng QCVN/BQP thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I và II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kế hoạch xây dựng QCVN/BQP phải lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Điều 12. Lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng TCQS hằng năm
1. Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, cục chuyên ngành phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc lập, trình phê duyệt kế hoạch xây dựng TCQS hằng năm
Nội dung kế hoạch xây dựng TCQS bao gồm: Tên tiêu chuẩn cần xây dựng; thời gian thực hiện; phương thức xây dựng (chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài; xây dựng mới; sửa đổi, bổ sung); dự toán chi và nguồn kinh phí thực hiện.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cục chuyên ngành phê duyệt kế hoạch xây dựng TCQS hằng năm.
Chương III
TRÌNH TỰ, XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH TCVN/QS, QCVN/BQP, TCQS
Điều 13. Trình tự xây dựng, thẩm định, ban hành TCVN/QS
1. Xây dựng TCVN/QS
a) Thành lập Ban Biên soạn
Căn cứ kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng TCVN/QS thành lập Ban Biên soạn. Thành phần Ban Biên soạn, gồm: Trưởng ban là Thủ trưởng cục chuyên ngành hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý có liên quan đến đối tượng, lĩnh vực xây dựng TCVN/QS khi được ủy quyền; thành viên Ban Biên soạn là cán bộ có chuyên môn sâu về đối tượng, lĩnh vực xây dựng TCWQS và cán bộ của các cơ quan, đơn vị liên quan;
b) Nhiệm vụ Ban Biên soạn
Xây dựng đề cương TCVN/QS theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng xét duyệt thông qua;
Tổ chức đánh giá thực trạng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật; tiến hành thử nghiệm, khảo nghiệm (nếu có) để xác định các nội dung, các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của đối tượng, lĩnh vực xây dựng TCVN/QS và thực hiện việc xây dựng TCVN/QS;
Hoàn thiện TCVN/QS (kèm theo thuyết minh dự thảo và các tài liệu tham khảo), báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan trong Bộ Quốc phòng và các chuyên gia (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
Nghiên cứu, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; tổ chức hội nghị chuyên đề (nếu có); hoàn chỉnh TCVN/QS; thông qua Hội đồng nghiệm thu TCVN/QS;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì thành lập Hội đồng nghiệm thu gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS hoặc Thủ trưởng đơn vị trực thuộc được ủy quyền. Thư ký Hội đồng là cán bộ của Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng trực thuộc cơ quan, đơn vị chủ trì;
Thành phần tham dự Hội đồng gồm đại diện Ban Biên soạn, đại diện cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, đơn vị sản xuất, sửa chữa, đơn vị sử dụng và các chuyên gia (nếu có).
d) Ban Biên soạn giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng nghiệm thu, hoàn chỉnh TCVN/QS, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này gửi Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng trực thuộc cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng thẩm tra về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, kết quả thẩm tra được lập thành biên bản;
đ) Ban Biên soạn hoàn thiện TCVN/QS, lập hồ sơ trên cơ sở biên bản thẩm tra; báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thẩm định.
2. Thẩm định hồ sơ TCVN/QS
a) Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng xem xét hồ sơ TCVN/QS đề nghị thẩm định; trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này, phải có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS hoàn thiện.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ TCVN/QS. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Thư ký Hội đồng là cán bộ Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Thành viên tham dự Hội đồng gồm đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia (nếu có).
Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Điều 4 Thông tư này.
Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng có mặt.
Biên bản thẩm định của Hội đồng được gửi đến cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS và các cơ quan, đơn vị liên quan;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định, Ban Biên soạn nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện TCVN/QS, lập hồ sơ, trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS gửi Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
c) Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng lập hồ sơ dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn gửi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thẩm định; phối hợp với Ban Biên soạn, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ TCVN/QS, báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo quy định.
Điều 14. Thẩm định pháp chế kỹ thuật TCVN/QS
1. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng TCVN/QS hằng năm, Cục Tiêu chuẩn- Đo lường-Chất lượng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị xây dựng TCVN/QS lập kế hoạch, tổ chức thẩm định pháp chế kỹ thuật đối với các TCVN/QS có nội dung, chỉ tiêu kỹ thuật được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm; đánh giá sự phù hợp đối với các mức chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng, cơ bản với điều kiện thực tế để khẳng định tính khả thi, tiên tiến của TCVN/QS.
2. Nội dung công tác thẩm định pháp chế kỹ thuật, gồm:
a) Xây dựng chương trình, lập hồ sơ thẩm định;
b) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác thẩm định;
c) Tiến hành kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật;
d) Thống nhất, thông qua kết quả thẩm định pháp chế kỹ thuật;
đ) Hoàn thiện hồ sơ thẩm định pháp chế kỹ thuật.
3. Hội đồng thẩm định pháp chế kỹ thuật TCVN/QS gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, Trưởng Tiểu ban kỹ thuật, thành viên Hội đồng là đại diện cơ sở Đo lường-Chất lượng, cơ sở kỹ thuật thực hiện kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các chuyên gia (nếu có).
Hội đồng thành lập Tiểu ban kỹ thuật giúp Hội đồng.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng tham gia.
4. Thời gian thực hiện thẩm định pháp chế kỹ thuật sau khi Ban Biên soạn xây dựng xong TCVN/QS và được nghiệm thu ở cấp cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS.
5. Kết quả thẩm định pháp chế kỹ thuật là cơ sở để Ban Biên soạn, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng hoàn chỉnh TCVN/QS.
Điều 15. Trình tự xây dựng, thẩm định, ban hành QCVN/BQP
1. Trình tự các bước xây dựng QCVN/BQP thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này. Mẫu đề cương xây dựng QCVN/BQP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ QCVN/BQP đề nghị thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
2. Thẩm định hồ sơ QCVN/BQP
a) Trình tự thẩm định hồ sơ QCVN/BQP theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được Biên bản của Hội đồng thẩm định, Ban Biên soạn nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện QCVN/BQP, lập hồ sơ, trình cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng QCVN/BQP gửi Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
c) Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thẩm tra hồ sơ QCVN/BQP, báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
Hồ sơ QCVN/BQP gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
d) Sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng chủ trì, phối hợp với Ban Biên soạn, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng QCVN/BQP nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh QCVN/BQP; lập hồ sơ dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn gửi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thẩm định; chủ trì, phối hợp với Ban Biên soạn, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng QCVN/BQP nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ QCVN/BQP báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo quy định.
Điều 16. Trình tự xây dựng, ban hành TCQS
1. Xây dựng TCQS
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng TCQS hằng năm, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCQS thành lập Ban Biên soạn dự thảo TCQS;
b) Nhiệm vụ của Ban Biên soạn:
Lập đề cương xây dựng TCQS báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCQS xét duyệt thông qua. Thành phần xét duyệt đề cương phải có đại diện Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
Căn cứ vào nội dung của Đề cương, tổ chức đánh giá thực trạng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật; tiến hành thử nghiệm, khảo nghiệm (nếu có) để xác định các nội dung, các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của đối tượng, lĩnh vực xây dựng dự thảo TCQS và thực hiện việc xây dựng TCQS;
Sau khi hoàn thiện TCQS (kèm theo thuyết minh dự thảo và các tài liệu tham khảo), Ban Biên soạn báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCQS gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia (nếu có);
Nghiên cứu, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến; tổ chức hội nghị chuyên đề (nếu có); hoàn chỉnh TCQS, lập hồ sơ trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức Hội đồng nghiệm thu TCQS;
Thành phần Hội đồng nghiệm thu, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCQS. Thư ký Hội đồng là cán bộ của Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, cục chuyên ngành; Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Biên soạn, đại diện Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, đơn vị sản xuất, sửa chữa, đơn vị sử dụng và các chuyên gia (nếu có);
Giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng nghiệm thu, hoàn thiện TCQS, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này gửi Cơ quan Tiêu chuẩn- Đo lường-Chất lượng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, cục chuyên ngành thẩm tra hồ sơ TCQS.
2. Thẩm tra hồ sơ TCQS
Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, cục chuyên ngành tổ chức thẩm tra hồ sơ TCQS về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp, hồ sơ TCQS không đáp ứng theo yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này, phải có văn bản yêu cầu Ban Biên soạn TCQS hoàn thiện. Kết quả thẩm tra được lập thành biên bản.
3. Ban hành TCQS
Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, cục chuyên ngành lập hồ sơ TCQS theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư này báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cục chuyên ngành ban hành theo quy định.
...................................
Văn bản có phụ lục hiểu mẫu đính kèm, mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Khoa học công nghệ được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tham khảo thêm
Quyết định 821/QĐ-BGDĐT 2020 Quản lý in, cấp phôi bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Cách tra cứu biển số xe ô tô, xe máy online nhanh nhất 2024
Quyết định 1266/QĐ-BYT 2020 phân loại sức khỏe cán bộ Mẫu phiếu khám sức khỏe cán bộ
Hướng dẫn cách làm giấy tờ xe ô tô mới năm 2024
Thông tư 24/2020/TT-BCA biểu mẫu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Các trường hợp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Danh sách dịch vụ công tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Thông tư 25/2020/TT-BQP xây dựng áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn lĩnh vực quân sự quốc phòng
376,6 KB 25/03/2020 4:11:00 CHGợi ý cho bạn
-
Tải Quyết định 1098/QĐ-BNV 2023 về thủ tục tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
-
Cách đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID 2024
-
Hướng dẫn đánh giá xếp loại Đoàn viên cuối năm 2024
-
Tải QĐ 351/QĐ-BLĐTBXH về Sửa đổi bổ sung thủ tục, hành chính lĩnh vực việc làm của Bộ LĐTBXH
-
Nghị định 128/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
-
Tải Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT 2023 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ file doc, pdf
-
Thông tư 02/2024/TT-BVHTTDL điều kiện thăng hạng viên chức ngành thư viện, di sản văn hóa
-
Điều lệ Hội cựu chiến binh Việt Nam 2024
-
Tải Nghị định 74/2023/NĐ-CP file doc, pdf về sửa đổi các Nghị định liên quan TTHC lĩnh vực hàng hải
-
Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm giao thông của CSGT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Công văn 470/TANDTC-TCCB về nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
Nghị định 119/2017/NĐ-CP
Quyết định 282/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân
Công văn 299/UBND-VP4
Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bình đẳng giới
Công văn 1744/BNN-PC
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác