Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH về chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề

Tải về

Quy định chuẩn chuyên môn giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Ngày 30/12/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định mới, yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định thay vì phải có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014.

Nội dung Thông tư 21 năm 2020 BLĐTBXH

B LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

_________

Số: 21/2020/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

_______________

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 1 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập, tư thực, có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an.”

2. Sửa đổi Điều 4 như sau:

“Điều 4. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”

3. Sửa đổi Điều 5 như sau:

“Điều 5. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 17 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:

“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;”

5. Sửa đổi Điều 18 như sau:

“Điều 18. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”

6. Sửa đổi Điều 19 như sau:

“Điều 19. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”

7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 32 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:

“a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;”

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:

“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;”

8. Sửa đổi Điều 33 như sau:

“Điều 33. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”

9. Sửa đổi Điều 34 như sau:

“Điều 34. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:

“Điều 47. Căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo

1. Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 35 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 4, Điều 5; các khoản của Điều 3 và các khoản của các điều từ Điều 6 đến Điều 16 của Thông tư này.

2. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 41 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 18, Điều 19, Điều 33, Điều 34; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 17; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 20 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 35 đến Điều 46 của Thông tư này.

3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 43 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 18, Điều 19, Điều 33, Điều 34; các điểm của khoản 3 Điều 17; các điểm của khoản 3 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 20 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 35 đến Điều 46 của Thông tư này.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 48 như sau:

“3. Tổng số điểm đánh giá tối đa của nhà giáo là tổng số điểm đánh giá tối đa của các tiêu chuẩn đối với từng nhà giáo. Tổng số điểm đánh giá tối đa đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 70 điểm; nhà giáo dạy lý thuyết hoặc thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng là 82 điểm; nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng là 86 điểm.”

12. Bổ sung khoản 3 Điều 51 như sau:

“3. Hướng dẫn các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, căn cứ tình hình thực tế, thực hiện công tác chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo các quy định tại Thông tư này.”

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 54 như sau:

“1. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại nhà giáo hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư này, đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong điều kiện cụ thể của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông qua các minh chứng phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của Thông tư này.

2. Xác nhận chuyên môn đào tạo của nhà giáo theo yêu cầu vị trí việc làm, phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy và năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo.”

12. Sửa đổi Điều 55 như sau:

"Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với những ngành, nghề đã ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì nhà giáo phải hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề quy định tại Thông tư này trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

2. Đối với những ngành, nghề có đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được ban hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực thì nhà giáo phải hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề quy định tại Thông tư này trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp."

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2021.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo; cổng TTĐT Chính phủ;

- TTTT, TCGDNN để đăng cổng TTĐT;

- Vụ Pháp chế; Vụ TCCB;

- Lưu: VT, TCGDNN.

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiNgười ký:Đào Ngọc Dung
Số hiệu:21/2020/TT-BLĐTBXHLĩnh vực:Giáo dục
Ngày ban hành:30/12/2020Ngày hiệu lực:10/03/2021
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 254
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm