Tài sản hình thành trong tương lai có phải tài sản bảo đảm?

Tài sản bảo đảm là những tài sản có giá trị, được người dân dùng để thực hiện một số những giao dịch dân sự. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn tài sản hình thành trong tương lai có phải là tài sản bảo đảm hay không.

1. Tài sản bảo đảm là gì?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì:

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:

  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
  • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
  • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

Tài sản hình thành trong tương lai có phải tài sản bảo đảm?

2. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

3. Tài sản hình thành trong tương lai có phải tài sản bảo đảm?

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm bao gồm:

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm. Có thể dùng để cầm cố, thế chấp, thực hiện một số nghĩa vụ dân sự khác trừ những trường hợp mà pháp luật cấm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
1 101
0 Bình luận
Sắp xếp theo