Thông tư 20/2018/TT-NHNN
Quy định về giám sát các hệ thống thanh toán
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Thông tư 20/2018/TT-NHNN
Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết Thông tư.
Thuộc tính văn bản Thông tư 20/2018/TT-NHNN
Số hiệu | 20/2018/TT-NHNN |
Loại văn bản | Thông tư |
Nơi ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Lĩnh vực | Tài chính - Ngân hàng |
Người ký | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ký | 30/8/2018 |
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2018/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về
thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11
năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát các
hệ thống thanh toán.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát các hệ thống thanh toán quan
trọng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định,
quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để
xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.
2. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc
phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi
ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so
với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc
b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc
c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho
các giao dịch trên thị trường tài chính.
Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh
toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); hệ thống thanh toán tiền giao
dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
3. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là
đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
4. Ngân hàng quyết toán là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các thành viên tham
gia hệ thống thanh toán để thực hiện quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh giữa các
thành viên này trong hệ thống thanh toán.
5. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không thể
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn, mặc dù có
thể thực hiện nghĩa vụ đó vào một thời điểm trong tương lai.
6. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không thể
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn và vào bất
kỳ thời điểm nào trong tương lai.
7. Rủi ro hệ thống là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không có khả
năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn dẫn đến việc
các thành viên tham gia khác cũng không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn, có
thể lan truyền rủi ro đến các hệ thống thanh toán khác.
8. Rủi ro quyết toán là rủi ro phát sinh khi việc quyết toán nghĩa vụ giữa các thành viên
tham gia hệ thống thanh toán không được diễn ra hoặc diễn ra không đúng thời điểm
được quy định tại quy trình quản lý, vận hành của hệ thống thanh toán.
9. Rủi ro vận hành là rủi ro phát sinh làm gián đoạn hoặc dừng hoạt động của hệ thống
thanh toán do lỗi phần cứng, phần mềm, hệ thống đường truyền thông, do lỗi của con
người hoặc do sự cố bên ngoài tác động.
10. Giám sát các hệ thống thanh toán là việc thực hiện theo dõi hoạt động của các hệ
thống thanh toán, đánh giá các hệ thống thanh toán và đưa ra cảnh báo, khuyến nghị nếu
cần thiết.
11. Đơn vị giám sát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được giao nhiệm vụ giám sát các hệ thống thanh
toán.
12. Thanh toán kèm thanh toán (payment versus payment - PVP) là cơ chế quyết toán
trong hệ thống thanh toán ngoại tệ để đảm bảo việc chuyển một đồng tiền được diễn ra
khi và chỉ khi một hoặc một số đồng tiền khác được chuyển trên cơ sở tỷ giá được các
bên tham gia giao dịch thống nhất.
13. Thanh toán kèm chuyển giao (delivery versus payment - DVP) là cơ chế quyết toán
trong các giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc chuyển giao chứng khoán được diễn ra
khi và chỉ khi việc chuyển tiền mua chứng khoán được thực hiện.
Điều 4. Mục tiêu giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
1. Đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng.
2. Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến các hệ thống thanh toán
quan trọng.
3. Phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh
trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng
cường niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ thanh toán.
Điều 5. Hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
Đơn vị giám sát thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng với những nội
dung được quy định tại Chương II Thông tư này thông qua các hoạt động như sau:
1. Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua việc:
a) Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn sau:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 10/2018/TT-NHNN
-
Thông tư 05/2018/TT-NHNN
-
Chỉ thị 02/CT-NHNN Biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch tiền ảo
-
Thông tư 21/2017/TT-NHNN
-
Thông tư 02/2013/TT-NHNN
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Thông tư 114/2020/TT-BTC sửa Thông tư 12/2018/TT-BTC về giám sát tài chính của TCTD
Quyết định 384/QĐ-BTC 2019
Thông tư 30/2012/TT-NHNN
Quyết định 19/2017/QĐ-TTg cơ chế tài chính thí điểm các dự án sử dụng vốn ODA ngành y tế
Thông tư 28/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực chứng khoán
Nghị quyết 101/2015/QH13 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác