Chỉ thị 04/CT-NHNN 2018
CHỈ THỊ 04/CT-NHNN 2018
Chỉ thị 04/CT-NHNN 2018 được thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 2/8/2018 nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung của chỉ thị 04/CT-NHNN 2018.
Nội dung chỉ thị 04/CT-NHNN 2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- Số: 04/CT-NHNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2018 |
TIẾP TỤC TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2018
Trong 6 tháng đầu năm 2018, công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 01/NQ-CP và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Đầu năm, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2018, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả.
Với phương châm “chủ động, an toàn, linh hoạt, hiệu quả”, nhìn chung các đơn vị trong toàn Ngành đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng diễn biến phù hợp với định hướng đề ra từ đầu năm; Lạm phát cơ bản tiếp tục được kiểm soát; Lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối nhìn chung ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục tăng; Tín dụng tăng ngay từ đầu năm, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ, theo đúng lộ trình, kế hoạch; Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường, chấn chỉnh, tiếp tục đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách hành chính được triển khai tích cực. Kết quả nêu trên đã góp phần giúp Việt Nam được Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ “BB-” lên mức “BB”.
Trong điều kiện vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, không thuận lợi của cả khách quan và chủ quan, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị 01/CT-NHNN, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành triển khai nghiêm túc, quyết liệt các công việc trọng tâm sau đây:
I. CÁC GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ
1. Quán triệt công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị tiếp tục bám sát phương châm “chủ động, an toàn, linh hoạt, hiệu quả”, triển khai đồng bộ hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2018 (Thông báo số 89/TB-VPCP ngày 07/3/2018); các Chương trình hành động số 02-CTHĐ/BCS, 03-CTHĐ/BCS của Ban Cán sự Đảng NHNN, của Ngành thực hiện các Nghị quyết Trung ương 5, 6 khóa XII; Chương trình hành động số 1178/QĐ-NHNN thực hiện các Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, số 35/NQ-CP của Chính phủ...
2. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả trong đơn vị, hệ thống của mình những nhiệm vụ, nội dung, chương trình hành động đã được xác định từ đầu năm, cụ thể:
a) Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước:
- Chủ động điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, đồng thời tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
- Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng TCTD theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra; Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt, như một số NHTM tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các TCTD yếu kém). Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông;...
- Tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá, phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường, cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong lãnh thổ. Kiểm soát chặt việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ.
- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình tín dụng, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, đặc biệt là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ động triển khai chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” đảm bảo đạt được hiệu quả theo đúng mục tiêu, lộ trình và kế hoạch đã đề ra. Phấn đấu hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt/chấp thuận chủ trương đối với phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, tiến độ thực hiện phương án tái cơ cấu của TCTD.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, dễ phát sinh sai phạm để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, yếu kém, nguy cơ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Tiến hành thanh tra đột xuất các TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ,...; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng, nhất là những hành vi vi phạm đã được cảnh báo; Kiên quyết xử lý những TCTD không chấp hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam. Tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả; Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/4/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo.
- Tổ chức triển khai mạnh mẽ, toàn diện nhiệm vụ cải cách hành chính theo Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính.
- Làm tốt công tác thông tin, truyền thông để hỗ trợ tích cực công tác chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Tăng cường sự phối hợp giữa NHNN với các cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan truyền thông trong và ngoài Ngành nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành Ngân hàng.
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:
- Tiếp tục phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương của NHNN chi nhánh đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn; Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của TCTD trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương hỗ trợ TCTD tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14, Quyết định 1058/QĐ-TTg góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống các TCTD.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán trên địa bàn theo thẩm quyền; chủ động theo dõi, cập nhật thông tin để cảnh báo kịp thời những phương thức thủ đoạn mới của tội phạm trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động thanh toán, đặc biệt là vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.
- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, văn bản cảnh báo của NHNN Trung ương về đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính; Tổ chức quán triệt và theo dõi chặt chẽ việc chấp hành của các TCTD trên địa bàn, báo cáo và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động TCTD trên địa bàn.
- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo chương trình hành động đã được xác định trong năm 2018 và định hướng đến năm 2020. Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại, các chi nhánh TCTD trên địa bàn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nâng cao tính minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, tiết giảm các loại phí không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ.
c) Các tổ chức tín dụng:
- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 đã được thông báo, đảm bảo tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; chủ động phân tích đánh giá tình hình để kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn hoạt động cho vay, xử lý nợ xấu cũ, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, lĩnh vực chứng khoán, tín dụng đối với nhóm khách hàng/ nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông,... Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản; Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng, các quy định pháp luật về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân. Kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.
- Tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đảm bảo theo đúng lộ trình đề ra. Tổ chức triển khai áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được phê duyệt; rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
- Triển khai nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, ngân hàng, trong đó tập trung đảm bảo an toàn trong giao dịch tiền gửi, hoạt động thanh toán, hoạt động tín dụng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật trong hệ thống nhằm đảm bảo cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy định, quy trình nội bộ, quy định của pháp luật, giảm thiểu rủi ro đạo đức và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động ngân hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc NHNN xử lý kịp thời và triển khai tốt công tác truyền thông về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo ổn định hệ thống và nâng cao niềm tin công chúng với hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn để khách hàng nắm rõ quy trình, thủ tục giao dịch, các loại rủi ro, thủ đoạn gian lận trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; đồng thời tích cực kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị./.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
- Như điểm 2 mục II; - Thủ tướng Chính phủ; và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; - Lưu: VP (VP1: 3b). | Lê Minh Hưng |
Tham khảo thêm
Thông tư 09/2018/TT-NHNN
Thông tư 12/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng
Thông tư 10/2018/TT-NHNN
Thông tư 02/2013/TT-NHNN
Thông tư 14/2018/TT-NHNN Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
Chỉ thị 02/CT-NHNN Biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch tiền ảo
Thông tư 08/2018/TT-NHNN
Thông tư 21/2017/TT-NHNN
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
67 KB 07/08/2018 10:41:45 SA
Gợi ý cho bạn
-
Quyết định 1125/QĐ-NHNN 2023 lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam
-
Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán
-
Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
-
Luật Giá 2023 số 16/2023/QH15
-
Quyết định 1124/QĐ-NHNN 2023 mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam
-
Biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 19 BTC
-
Luật phòng chống rửa tiền số 14/2022/QH15
-
Thông tư 46/2024/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất với tiền gửi bằng đô la Mỹ tại tổ chức tín dụng
-
Thông tư 12/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 107/2020/TT-BTC
-
Nghị quyết 69/2022/QH15 dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác