Thông tư 08/2018/TT-NHNN
Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & tải File cực nhanh chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Thông tư 08/2018/TT-NHNN - Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 08/2018/TT-NHNN hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng. Theo đó, thông tư gồm các nội dung: Đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua; danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua...
Thông tư 16/2018/TT-BTC Hướng dẫn về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng
Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
Nghị định 42/2018/NĐ-CP Bãi bỏ Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng
Thuộc tính văn bản: Thông tư 08/2018/TT-NHNN
Số hiệu | 08/2018/TT-NHNN |
Loại văn bản | Thông tư |
Lĩnh vực, ngành | Tiền tệ - Ngân hàng |
Nơi ban hành | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành | 30/03/2018 |
Ngày hiệu lực | 15/05/2018 |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2018/TT-NHNN
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH NGÂN HÀNG
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng gồm
các nội dung sau: đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua; danh hiệu,
tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen
thưởng, thủ tục đề nghị khen thưởng; trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen
thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; hội
đồng thi đua khen thưởng và hội đồng sáng kiến các cấp; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập
thể được khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, tập thể thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
các tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Cơ quan
thường trực các Hiệp hội và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý; các cá nhân, tập
thể khác có đóng góp trực tiếp, thiết thực cho hoạt động của ngành Ngân hàng.
Điều 3. Tập thể trong ngành Ngân hàng
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
a) Tập thể lớn là: đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thường trực của các tổ chức
đảng, đoàn thể tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước;
b) Tập thể cơ sở là: Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Chi
cục thuộc Cục;
c) Tập thể nhỏ là: phòng (ban) và tương đương thuộc tập thể quy định tại Điểm a và b Khoản
này.
2. Đối với các tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam
a) Tập thể lớn là: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác
xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức tài chính vi mô (trừ công ty con của tổ chức tín
dụng);
b) Tập thể cơ sở là: phòng (ban), trung tâm tại trụ sở chính, chi nhánh, công ty con và đơn vị
tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm a Khoản này (trừ các tổ chức tài chính vi
mô);
c) Tập thể nhỏ là: phòng (ban), phòng giao dịch và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy
định tại Điểm b Khoản này.
3. Đối với khối đào tạo
a) Tập thể lớn là: Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh;
b) Tập thể cơ sở là: phòng, khoa, bộ môn, trung tâm và cơ sở đào tạo, đơn vị thuộc các tập thể
quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Tập thể nhỏ là: phòng (ban), khoa, bộ môn và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy
định tại Điểm b Khoản này.
4. Đối với các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý
a) Tập thể lớn là: Nhà máy in tiền Quốc gia, Công ty cổ Phần Thanh toán quốc gia Việt Nam,
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp khác do
Ngân hàng Nhà nước quản lý;
b) Tập thể cơ sở là: phòng (ban), xưởng và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại
Điểm a Khoản này;
c) Tập thể nhỏ là: tổ và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm b Khoản này.
5. Đối với Cơ quan thường trực các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý
a) Tập thể lớn là: cơ quan thường trực của Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân
dân, Hiệp hội công ty cho thuê tài chính và các hiệp hội khác do Ngân hàng Nhà nước quản lý;
b) Tập thể nhỏ là: phòng (ban) và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm a
Khoản này.
Điều 4. Sáng kiến trong ngành Ngân hàng
1. Sáng kiến trong ngành Ngân hàng (sau đây gọi là sáng kiến) là các giải pháp mới được tạo
ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó được áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện
nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực (hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội), nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả công tác, bao gồm:
a) Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, Điều hành công việc của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt Mục đích nhất định trong công việc;
b) Giải pháp kỹ thuật là cách thức, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác
định;
c) Giải pháp tác nghiệp là việc tham mưu, đề xuất các phương pháp thực hiện nhiệm vụ giúp
chủ thể quản lý giải quyết công việc đạt hiệu quả;
d) Giải pháp ứng dụng tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới là phương pháp, cách thức,
biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn hoạt động ngân hàng.
2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
a) Sáng kiến đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc (sau đây gọi là sáng
kiến cấp toàn quốc) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó,
được áp dụng trong ngành Ngân hàng mang lại lợi ích thiết thực trong toàn quốc;
b) Sáng kiến đạt hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Ngân hàng (sau đây gọi là
sáng kiến cấp Ngành) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó,
được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực đối với ngành Ngân hàng;
c) Sáng kiến đạt hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở (sau đây gọi là sáng kiến cấp cơ
sở) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng và
mang lại lợi ích thiết thực đối với hoạt động của đơn vị.
Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng
Nguyên tắc khen thưởng trong ngành Ngân hàng thực hiện theo Điều 3 Nghị định số
91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (Nghị định 91/2017/NĐ-CP) và các quy định sau:
1. Trong một năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) chỉ tặng Bằng
khen hoặc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước một lần cho một tập thể, cá nhân trừ khen
thưởng đột xuất, chuyên đề.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Thông tư số 09/2010/TT-NHNN
Thông tư 23/2018/TT-NHNN
Thông tư 134/2016/TT-BTC Quy chế quản lý tài chính Mua bán nợ Việt Nam
Thông tư 21/2022/TT-NHNN về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lĩnh vực Ngân hàng
Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản
Thông tư 16/2019/TT-BTC
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác