Chỉ thị 02/CT-NHNN Biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch tiền ảo

Chỉ thị 02/CT-NHNN - Biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch tiền ảo

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo. Theo đó, yêu cầu triển khai hiệu quả các giải pháp về phòng, chống rửa tiền, tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro.

Chỉ thị 10/CT-TTg Tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo

Quyết định 1255/QĐ-TTg về hoàn thiện khung pháp lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

CHỈ THỊ 
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ẢO

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác (sau đây gọi tắt là tiền ảo), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan ti tiền ảo như sau:

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Triển khai hiệu quả các giải pháp về phòng chống rửa tiền, tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán cho mục đích mua bán, trao đổi tiền ảo hoặc sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh toán.

2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát về phòng chống rửa tiền, cấp tín dụng, mở và sử dụng tài khoản, thanh toán, chuyển tiền và các hoạt động liên quan khác có thể bị lợi dụng để phục vụ giao dịch tiền ảo nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, tuân thủ quy định pháp luật.

II. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

1. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan ti giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.

2. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo các nội dung liên quan tại điểm 2, điểm 3 Mục III Chỉ thị này.

2. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đề xuất, xây dựng khung pháp lý quản lý, xử lý đối với các loại tiền ảo, tài sản ảo và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi tiền ảo, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật.

3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thanh tra về rủi ro tiền ảo đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trường hợp xét thấy cần thiết, có nguy cơ rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

IV. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Căn cứ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy định pháp luật có liên quan đối với hoạt động tin ảo tới các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn để biết và thực hiện.

2. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện các giao dịch, hoạt động tiền ảo có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật để xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý, đặc biệt đối với hoạt động sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái quy định pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) trước ngày 30/06/2018./.

Nơi nhận:
- Như điểm 2,3 mục V;
- Thủ tướng Chính phủ;
và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Thống đốc NHNN (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nướcNgười ký:Nguyễn Kim Anh
Số hiệu:02/CT-NHNNLĩnh vực:Tiền tệ - Ngân hàng
Ngày ban hành:13/04/2018Ngày hiệu lực:13/04/2018
Loại văn bản:Chỉ thịNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 164
0 Bình luận
Sắp xếp theo