Cách xử lý khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản ngân hàng
Cách xử lý khi mất thẻ, lộ thông tin tài khoản
Nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách thức xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả trong các tình huống tài khoản bị hao hụt, bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn những khuyến cáo và biện pháp phòng, tránh về trường hợp mất thẻ hoặc bị hao hụt tiền trong tài khoản cá nhân của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) như sau:
Thông tư 19/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng
Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
Thông tư 09/2016/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Cách xử lý khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản ngân hàng
Thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến mất tiền trong tài khoản thanh toán hoặc thẻ ngân hàng đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều bên, đặc biệt là sự lo lắng của người tiêu dùng khi gửi tiền hoặc sử dụng các dịch vụ liên quan của ngân hàng.
Nhằm ngăn ngừa và phòng tránh các thiệt hại xảy ra, đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng cách thức xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả trong các tình huống bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, Cục Quản lý cạnh tranh xin khuyến cáo người tiêu dùng một số nội dung trong quá trình sử dụng các dịch vụ liên quan của ngân hàng.
1. Nghiên cứu hợp đồng cung cấp dịch vụ để biết các quy định trong các trường hợp bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản
Người tiêu dùng cần nắm rõ hợp đồng quy định như thế nào trong trường hợp thẻ bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản; trách nhiệm của các bên liên quan và hướng dẫn cụ thể của ngân hàng. Trường hợp hợp đồng không nêu hoặc nêu chưa rõ, người tiêu dùng cần thống nhất bằng văn bản hoặc bằng hình thức có lưu vết với ngân hàng về các quy định nêu trên để áp dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
Theo quy định, dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân) là dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Việc này nhằm hạn chế và ngăn chặn các điều khoản có yếu tố bất lợi cho người tiêu dùng, qua đó, nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý, người tiêu dùng nên xác định rõ hợp đồng và các tài liệu liên quan mà ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ sử dụng đã được đăng ký vơi cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay chưa.
Để hạn chế rủi ro đối với thông tin cung cấp cho ngân hàng, người tiêu dùng nên tham khảo và cân nhắc điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc đồng ý cho ngân hàng thu thập, sử dụng và chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba.
Theo quy định, ngân hàng chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
2. Ghi nhớ thông tin liên hệ của ngân hàng để kịp thời sử dụng 24/7
Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng 24/7. Vì vậy, khi bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, người tiêu dùng phải thông báo ngay lập tức với ngân hàng. Việc thông báo càng nhanh thì nguy cơ giảm thiểu rủi ro càng cao vì kẻ gian thường có xu hướng sử dụng thẻ ngay khi lấy cắp được. Để kịp thời thông báo trong trường hợp rủi ro mất thẻ, người tiêu dùng cần ghi nhớ cách thức liên hệ với ngân hàng hoặc thông thường là số điện thoại chăm sóc khách hàng của ngân hàng được in sẵn trên mặt sau của thẻ.
Một số ngân hàng có quy định cụ thể về thời điểm, hình thức thông báo và giá trị pháp lý của thông báo mất thẻ. Người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ điều khoản này trong hợp đồng.
Người tiêu dùng nên ghi nhớ số điện thoại chăm sóc khách hàng thường được ghi rõ trên hàng đầu tiên, mặt phía sau của thẻ hoặc công bố trên website của ngân hàng.
3. Lưu giữ thông tin về việc đã gửi thông báo cho ngân hàng khi bị mất thẻ hoặc lộ tài khoản
Để xác minh thời điểm thông báo cho ngân hàng, người tiêu dùng nên ưu tiên thực hiện các phương thức thông báo có lưu vết như ghi âm cuộc điện thoại hoặc xác nhận bằng văn bản tại điểm giao dịch. Phần lớn các ngân hàng đều tạo điều kiện để người tiêu dùng thông báo qua điện thoại. Tuy nhiên, nếu có thể, người tiêu dùng nên đồng thời sử dụng thông báo bằng văn bản.
4. Thực hiện những nội dung sau để phòng ngừa mất thẻ, thông tin tài khoản
- CẦN đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn thông báo thay đổi số dư tự động của ngân hàng để giám sát các biến động trên tài khoản cá nhân /thẻ. Việc đăng ký dịch vụ này có thể giúp người tiêu dùng phát hiện ngay khi có giao dịch biến động trên tài khoản hoặc thẻ của mình, từ đó, kịp thời có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
- KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập tài khoản trực tuyến/thẻ, mã xác nhận giao dịch,... cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào. Hiện nay, đang có xu hướng lừa đảo mạo danh người thân, bạn bè, chương trình trúng thưởng để đề nghị người tiêu dùng cung cấp các thông tin bảo mật. Trong bất kỳ trường hợp nào, người tiêu dùng nên ghi nhớ ngân hàng không có quyền chủ động yêu cầu người tiêu dùng cung cấp các thông tin bảo mật.
- KHÔNG truy cập vào đường link được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội,...Chỉ thực hiện giao dịch ngân hàng tại website chính thức của ngân hàng (nhập bằng tay đường link truy cập của ngân hàng) hoặc các website có biểu tượng Verified by Visa và/ hoặc MasterCard SecureCode.
- KHÔNG lưu tự động các thông tin đăng nhập khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Luôn nhớ đăng xuất/ thoát khỏi chương trình khi không sử dụng. Hạn chế sử dụng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch trực tuyến. Nhiều trường hợp do vội hoặc không để ý, sau khi sử dụng tài khoản vẫn để nguyên trạng thái đăng nhập. Khi đó, kẻ gian có thể tranh thủ sử dụng và chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng.
5. Phối hợp với các bên liên quan để xử lý sự cố
Khi có sự cố xảy ra, người tiêu dùng cần phối hợp và cung cấp thông tin đầy đủ để hỗ trợ các bên làm rõ và xử lý vụ việc.
Trường hợp phương án giải quyết giữa người tiêu dùng và tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo quyền lợi chính đáng, người tiêu dùng có thể phản ánh, khiếu nại tới các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng miễn phí của Cục Quản lý cạnh tranh - 1800.6838 để được tư vấn thông tin hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng./.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Cách xử lý khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản ngân hàng
210 KB 14/09/2016 3:37:00 CHTải Cách xử lý khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản ngân hàng định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Vũ khí thô sơ là gì năm 2024?
-
Bạo loạn lật đổ là gì?
-
Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế?
-
Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt 2024 theo Nghị định 30
-
Sử dụng súng trái phép phạt thế nào 2024?
-
Bố cục luật giáo dục quốc phòng an ninh
-
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã
-
23 Lỗi giao thông bị giữ xe năm 2024
-
Bảng giá đất Thành phố Hồ Chí Minh 2024 (mới nhất)
-
Thủ tục đăng kiểm xe ô tô 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27