Thông tư 19/2016/TT-BGTVT về khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa

Tải về

Thông tư 19/2016/TT-BGTVT - Khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa

Thông tư 19/2016/TT-BGTVT về công tác khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa, bao gồm: Phân loại, nội dung, yêu cầu, thẩm quyền quyết định, hồ sơ, thủ tục khảo sát luồng đường thủy nội địa, thông báo luồng đường thủy nội địa. Thông tư 19/2016/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 15/9/2016.

Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2016/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHẢO SÁT LUỒNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ VÀ THÔNG BÁO LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và biện pháp thi hành một số Điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tác khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến khảo sát luồng phục vụ quản lý, thông báo luồng đường thủy nội địa và hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đơn vị bảo trì đường thủy nội địa là các đơn vị trực tiếp thực hiện bảo trì đường thủy nội địa.

2. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo; chiều dài tuyến đường thủy nội địa được xác định từ Điểm đầu đến Điểm cuối.

3. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.

4. Chiều rộng luồng là chiều rộng nhỏ nhất của đáy luồng thực đo tại một vị trí trên đường thủy nội địa.

5. Độ sâu luồng là Khoảng cách thẳng đứng từ mặt nước đến đáy luồng tại một vị trí trên đường thủy nội địa ở 01 (một) thời Điểm cụ thể.

6. Mực nước là chỉ số mực nước đo được ở một thời gian cụ thể, tại 01 (một) trạm thủy văn nhất định trên đường thủy nội địa.

7. Mực nước lớn nhất và mực nước nhỏ nhất là mực nước lớn nhất, nhỏ nhất quan trắc được trong 01 (một) chu kỳ tại 01 (một) trạm thủy văn trên đường thủy nội địa.

8. Độ sâu luồng lớn nhất và nhỏ nhất là độ sâu thực đo tại vị trí sâu nhất và nông nhất trên đường thủy nội địa tương ứng với mực nước lớn nhất và nhỏ nhất.

9. Chiều cao tĩnh không thực tế là Khoảng cách thẳng đứng từ Điểm thấp nhất của công trình vượt qua đường thủy nội địa trên không đến mặt nước trong Khoảng chiều rộng khoang thông thuyền đo được tại thời Điểm cụ thể.

10. Thông báo luồng là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố các thông tin, số liệu đặc trưng kỹ thuật của luồng như cao độ mực nước (H), chiều sâu luồng (h), cao độ đáy luồng (Z), chiều rộng luồng (B), chiều cao tĩnh không thực tế và những vấn đề khác có liên quan đến an toàn giao thông của luồng.

Chương II

KHẢO SÁT LUỒNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ VÀ THÔNG BÁO LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Phân loại khảo sát luồng phục vụ quản lý luồng, tuyến đường thủy nội địa

1. Khảo sát lần đầu là công tác Điều tra, khảo sát cơ bản lần đầu luồng, tuyến đường thủy nội địa chưa được công bố quản lý, khai thác để thiết lập bình đồ đường thủy nội địa phục vụ cho công tác công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa theo quy định. Trường hợp tuyến đường thủy nội địa có dự án đầu tư xây dựng hoàn thành thì sử dụng số liệu của dự án.

2. Khảo sát định kỳ là công tác khảo sát để cập nhật diễn biến luồng, tuyến đường thủy nội địa, đánh giá mức độ bồi lấp và những thay đổi về mặt hình thái luồng, tuyến đường thủy nội địa phục vụ cho việc Điều chỉnh các báo hiệu phù hợp với diễn biến thực tế của luồng, tuyến đường thủy nội địa và thông báo luồng đường thủy nội địa. Khảo sát định kỳ được ưu tiên thực hiện ở các tuyến vận tải chính, lưu lượng vận tải lớn, các tuyến đường thủy nội địa có tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài hoạt động.

3. Khảo sát đột xuất là công tác khảo sát để xác định tình huống xuất hiện đột xuất trên luồng đường thủy nội địa.

4. Khảo sát thường xuyên là công tác đo dò sơ khảo bãi cạn thực hiện theo Tiêu chuẩn quản lý, bảo trì đường thủy nội địa đối với các tuyến đường thủy nội địa chưa được khảo sát lần đầu, định kỳ hoặc những tuyến đã có số liệu nhưng thường xuyên có diễn biến thay đổi để phục vụ công bố thông báo thường xuyên luồng đường thủy nội địa.

Điều 5. Nội dung và yêu cầu của công tác khảo sát luồng phục vụ quản lý luồng đường thủy nội địa

1. Nội dung và yêu cầu công tác khảo sát luồng đường thủy nội thực hiện theo quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm đo vẽ và các quy định về khảo sát xây dựng công trình, trong đó:

a) Phạm vi khảo sát luồng được giới hạn bởi luồng chạy tàu và hành lang bảo vệ đường thủy nội địa theo quy định hiện hành;

b) Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trong đo vẽ bình đồ đường thủy nội địa sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam;

c) Hệ cao độ để khảo sát, lập bình đồ đường thủy nội địa sử dụng hệ cao độ quốc gia (hệ Hòn Dấu) và được đo dẫn từ các mốc quốc gia đến công trình.

2. Nội dung và yêu cầu của bình đồ khảo sát lần đầu

a) Thể hiện đầy đủ cao độ đáy luồng đường thủy nội địa, tim luồng, lý trình, tọa độ tim luồng theo từng lý trình, hệ thống báo hiệu trên tuyến;

b) Thể hiện đầy đủ các thông tin về địa hình, địa vật, địa giới hành chính, địa danh, lý trình, bãi cạn, vật chướng ngại, công trình trên sông và ven bờ như cầu qua sông, bến khách ngang sông, đường điện vượt sông, kè chỉnh trị sông, bảo vệ bờ, trạm bơm, cống lấy nước, đê Điều, khu dân cư và các công trình khác trên tuyến.

3. Nội dung và yêu cầu của bình đồ khảo sát định kỳ: Căn cứ bình đồ khảo sát lần đầu và kết quả khảo sát định kỳ thực hiện cập nhật tọa độ, cao độ, hệ thống báo hiệu, các bãi cạn trên tuyến và các thông tin liên quan đến luồng (nếu có).

4. Công tác thành lập thủy đồ điện tử ưu tiên thực hiện đối với các tuyến vận tải chính, lưu lượng vận tải lớn; các tuyến có tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động và được cập nhật sau các lần khảo sát định kỳ.

Đánh giá bài viết
1 247
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm