Thông tư 136/2017/TT-BTC

Tải về

Thông tư 136/2017/TT-BTC - Quản lý kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường. Thông tư ban hành ngày 22/12/2017 và có hiệu lực từ ngày 06/02/2018. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ CHI VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ các Luật chuyên ngành gồm: Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010; Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; Luật Tài nguyên, môi trường bin và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường bin và hải đảo;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điu của Quyết định s 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đ nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, bao gồm: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học và một số nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường.

2. Các nguồn kinh phí khác quy định về các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường (như nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, kinh phí sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn khác) không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan trung ương); các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.

Điều 3. Kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường

1. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp

a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện;

b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện.

2. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

3. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường phải theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng kinh phí đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán, chế độ công khai ngân sách theo quy định hiện hành.

Điều 4. Các nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường

1. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương

a) Quản lý đất đai

- Điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ và theo chuyên đề theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Tổng hợp, báo cáo thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước và theo vùng; thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh;

- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, theo từng vùng; lập bản đồ giá đất;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

b) Đo đạc và bản đồ

- Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;

- Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; lập bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh; đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia; bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng của ngành;

- Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống không ảnh chuyên dụng; hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng, dữ liệu không gian địa lý;

- Duy trì, bảo trì hệ thống điểm đo đạc quốc gia, điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.

c) Địa chất và khoáng sản

- Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và các chuyên đề về địa chất, khoáng sản;

- Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới;

- Thăm dò một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội (nếu có) theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

- Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của trung ương;

- Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;

- Lưu trữ, quản lý thông tin về kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thông tin về khoáng sản;

- Bảo quản và trưng bày mẫu vật địa chất, khoáng sản.

d) Tài nguyên nước

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;

- Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia thuộc trung ương quản lý;

- Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;

- Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia; điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh; lập quy trình vận hành liên hồ chứa; xây dựng danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước theo quy định;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia.

đ) Biển và Hải đảo

- Điều tra cơ bản tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có tính chất chi từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế;

- Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Điều tra, đánh giá, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo do Trung ương quản lý;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo quốc gia;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo của ngành, quốc gia theo quy định của pháp luật.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 136/2017/TT-BTC

Số hiệu136/2017/TT-BTC
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
Nơi ban hànhBộ Tài chính
Người kýTrần Xuân Hà
Ngày ban hành22/12/2017
Ngày hiệu lực
06/02/2018
Đánh giá bài viết
1 316
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm