Tải Thông tư 61/2023/TT-BTC doc, pdf về phí lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm

Ngày 28/9/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 61/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo đó, Thông tư mới bổ sung phí cấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần theo tiêu chí cơ bản là 10.000 đồng/lần. Phí tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu là 2.000 đồng/giao dịch.

Nội dung Thông tư 61/2023/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH

___________

Số: 61/2023/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Nội, ngày 2 8 tháng 09 năm 2023

THÔNG TƯ
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm

_____________________

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký biện pháp bảo đảm) đối với động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm theo quy định tại Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định tại Luật Xây dựng, gồm:

a) Phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

b) Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

c) Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

2. Thông tư này áp dụng đối với: người nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Cá nhân, hộ gia đình đăng ký biện pháp bảo đảm vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hồ sơ đăng ký đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.

b) Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP có yêu cầu xóa đăng ký hoặc yêu cầu rút bớt một, một số tài sản bảo đảm để xóa đăng ký đối với tài sản này.

c) Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

d) Xóa đăng ký theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 20 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

đ) Hủy đăng ký đối với các trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP

e) Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm hoặc cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại Điều 52 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

Điều 2. Người nộp phí

Người nộp phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm là cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này cung cấp dịch vụ, thu phí quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí

1. Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khác theo quy định của pháp luật về hàng hải, pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

2. Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay, tàu biển), cây hằng năm theo quy định tại Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định tại Luật Xây dựng.

3. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thu phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu để tra cứu thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển theo quy định pháp luật về hàng hải thu phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển.

Điều 4. Mức thu phí

Mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Kê khai, nộp phí

1. Người nộp phí thực hiện nộp phí khi nộp hồ sơ đăng ký, phí nộp cho tổ chức thu phí theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp người nộp phí đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến sử dụng thường xuyên thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký theo cách thức được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP được lựa chọn nộp phí theo tháng hoặc theo từng lần nộp hồ sơ; trường hợp nộp theo tháng, chậm nhất là ngày 04 hàng tháng, người nộp phí phải nộp toàn bộ số tiền phí phát sinh của tháng trước liền kề cho tổ chức thu phí.

2. Chậm nhất là ngày 05 hằng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

3. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, thu, nộp và quyết toán phí thu được theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC.

Điều 6. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này quản lý, sử dụng số tiền phí thu được như sau:

a) Để lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phí và lệ phí (bao gồm cả chi phí để Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trang trải cho việc quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp).

b) Nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Tổ chức thu phí quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư này quản lý, sử dụng số tiền phí thu được như sau:

a) Tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập: Được để lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

b) Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước: Nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của Tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Trường hợp Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoản chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP được để lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các văn bản: Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Hội đồng dân tộc;

- Ủ y ban Tài chính, Ngân sách;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân t ố i cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐNĐ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở Tài chính, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, Vụ CST .

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

BIỂU MỨC THU PHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2023/TT-BTC
ngày 28 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

____________________

Số TT

Nội dung

Mức thu

1

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

a

Đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại T ổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm

80.000 đồng/hồ sơ

b

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký

60.000 đồng/hồ sơ

c

Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm

30.000 đồng/hồ sơ

d

Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm

20.000 đồng/hồ sơ

đ

Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm

25.000 đồng/trường hợp

2

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ chứng khoản đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm

30.000 đồng/hồ sơ

3

Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

a

Cấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần

-

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản

10.000 đồng/lần

-

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu

2.000 đồng/giao dịch

b

Cấp mã số sử dụng để tự tra cứu thường xuyên

-

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản

- 300.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số trước ngày 01/7 hằng năm.

- 150.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số từ ngày 01/7 hằng năm.

-

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu

2.000 đồng/giao dịch

* Ghi chú:

1. Tiêu chí cơ bản (theo quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm; theo tên của bên bảo đảm là tổ chức nước ngoài; theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới; theo số đăng ký biện pháp bảo đảm.

2. Tiêu chí nâng cao (theo quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo loại tài sản bảo đảm (như: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tàu cá; phương tiện thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt; hàng hóa;....); theo khoảng thời gian; theo bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm là người yêu cầu cung cấp thông tin; theo thông tin lịch sử đăng ký biện pháp bảo đảm.

3. Trích xuất dữ liệu là việc cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu gốc tương ứng với thông tin tra cứu theo tiêu chí cơ bản hoặc nâng cao theo đề nghị của người tra cứu.

4. Mức phí đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại điểm 1 Biểu mức thu phí không bao gồm cước phí dịch vụ bưu chính trong trường hợp kết quả đăng ký được chuyển, trả thông qua dịch vụ bưu chính.

5. Tổ chức, cá nhân được đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện chi trả tiền sử dụng dịch vụ theo quy định tại Thông tư số 101/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.

6. Tổ chức, cá nhân được đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay thực hiện nộp phí theo quy định tại Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không./.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Thuế phí của chuyên mục Pháp Luật được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Cao Anh Tuấn
Số hiệu:61/2023/TT-BTCLĩnh vực:Thuế phí
Ngày ban hành:28/09/2023Ngày hiệu lực:15/11/2023
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 27
0 Bình luận
Sắp xếp theo