Quyết định 880/QĐ-BCT 2020 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm plastic

Quyết định số 880/QĐ-BCT

Quyết định 880/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a.

Áp dụng mức thuế chống bán phá giá đến 43,04% đối với một số sản phẩm plastic

Ngày 18/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 880/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a.

Theo đó, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có độ dày từ 10 micron tới 80 micron và độ rộng từ 115mm tới 7800mm, có mã HS là 3920.20.10 và 3920.20.91. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng dao động từ 10,91% - 43,04%.

Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Vương quốc Thái Lan (Thái Lan) và Ma-lai-xi-a (Malaysia). Việc loại trừ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời trên được thực hiện đối với các hàng hóa là màng nhựa cast polypropylene (CPP) có tỷ lệ kéo dãn theo chiều ngang từ 400% trở lên và tỷ lệ kéo dãn theo chiều dọc từ 380% trở lên. Thời hạn áp dụng biện pháp này là 120 ngày, từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/3/2020.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 880/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM PLASTIC VÀ SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC ĐƯỢC LÀM TỪ CÁC POLYME TỪ PROPYLEN CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA, VƯƠNG QUỐC THÁI LAN VÀ MA-LAI-XI-A

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương s 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 2334/QĐ-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen thuộc các mã HS sau: 3920.20.10 và 3920.20.91 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a (mã vụ việc: AD07) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày được ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, NG, TTTT;
- Các Thứ trưởng;
- Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tổng cục Hải quan (Cục TXNK, Cục GSQL);
- Các Cục: CN, XNK;
- Các Vụ: AP, KHCN, ĐB, PC;
- Văn phòng BCĐLNHNQT về kinh tế;
- Lưu: VT, PVTM (8).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

THÔNG BÁO

ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM PLASTIC VÀ SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC ĐƯỢC LÀM TỪ CÁC POLYME TỪ PROPYLEN CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA, VƯƠNG QUỐC THÁI LAN VÀ MA-LAI-XI-A
(Kèm theo Quyết định số 880/QĐ-BCT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

a) Mô tả hàng hóa:

Hàng hóa bị điều tra là một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có độ dày từ 10 micron tới 80 micron và độ rộng từ 115mm tới 7800mm, được phân loại theo các mã HS với mức thuế nhập khẩu hiện hành như sau: 3920.20.10 và 3920.20.91.

Mã s

Mô tả hàng hóa

Thuế ưu đãi (MFN)

ATIGA

ACFTA1

Phần VII

PLASTIC VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC; CAO SU VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG CAO SU

Chương 39

PLASTIC VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC

3920

Tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic, không xốp và chưa được gia cố, chưa gắn lớp mặt, chưa được bổ trợ hoặc chưa được kết hợp tương tự với các vật liệu khác.

3920.20

- Từ các polyme từ propylen:

3920.20.10

- - Màng propylen định hướng hai chiều (BOPP)

6%

0%

0%

- - Loại khác:

6%

0%

0%

3920.20.91

- - - Dạng tấm và phiến

6%

0%

0%

3920.20.91.10

- - - - Sử dụng như chất kết dính làm nóng chảy

6%

0%

0%

3920.20.91.20

- - - - Băng sử dụng trong sản xuất dây điện và dây điện thoại

6%

0%

0%

3920.20.91.90

- - - - Loại khác

6%

0%

0%

Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).

b) Sản phẩm được loại trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời và điều kiện loại trừ sản phẩm

Sản phẩm được loại trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời là màng nhựa cast polypropylene (CPP) có tỷ lệ kéo dãn theo các chiều như sau:

+ Tỷ lệ kéo dãn theo chiều ngang từ 400% trở lên; và

+ Tỷ lệ kéo dãn theo chiều dọc từ 380% trở lên.

2. Nước sản xuất/xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Vương quốc Thái Lan (Thái Lan) và Ma-lai-xi-a (Malaysia).

3. Mức thuế và danh sách các công ty bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

STT

Tên công ty sản xuất, xuất khẩu

Tên công ty thương mại liên quan

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời

Cột 1

Ct 2

Cột 3

TRUNG QUỐC

1

Suzhou Kunlene Film Industries Co., Ltd.

-

15,90%

2

Yunnan Kunlene Film Industries Co., Ltd.

-

3

Kinwin Plastic Industrial Co., Ltd.

Ultra Fast

Development Limited

14,99%

4

Zhejiang Kinlead Innovative Materials Co., Ltd.

5

Suqian Gettel Plastic Industry Co., Ltd.

-

29,71%

6

Guangdong Weifu Packaging Material Co., Ltd.

Delta (HK) Industrial Development Co., Limited

43,04%

7

Guangdong Huatong New Material Technology Co., Ltd.

8

Guangdong Decro Package Films Co., Ltd.

Decro New Materials (H.K.) Co., Ltd

43,04%

9

Guangdong Decro Film New Materials Co., Ltd.

43,04%

10

Furonghui Industrial (Fujian) Co., Ltd.

Fujian Furong Technology Group Co., Ltd.

43,04%

11

Các công ty khác

-

43,04%

THÁI LAN

12

A.J. Plast Public Company Limited

-

20,35%

13

Các công ty khác

-

20,35%

MALAYSIA

14

Scientex Great Wall Sdn Bhd

-

10,91%

15

Stenta Films (Malaysia) Sendirian Berhad

-

22,76%

16

Các công ty khác

-

23,05%

4. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

a) Hiệu lực

Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được ban hành.

b) Thời hạn áp dụng

Biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 (một trăm hai mươi) ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp có hiệu lực (trừ khi được gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14).

c) Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý Ngoại Thương, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế CBPG có hiệu lực trở về trước;

- Thuế CBPG được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày trước khi áp dụng thuế CBPG tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

- Ví dụ, trong trường hợp thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực vào ngày 15 tháng 6 năm 2020 và sau khi kết thúc thời hạn điều tra chính thức, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức, biện pháp chống bán phá giá có thể được áp dụng có hiệu lực trở về trước tính từ ngày 17 tháng 3 năm 2020 đến ngày 14 tháng 6 năm 2020.

5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

Khi làm thủ tục hải quan, Cơ quan Hải quan thực hiện các bước sau để xác định mức thuế chống bán phá giá tạm thời:

Bước 1: Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được C/O thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 43,04%.

- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được C/O từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải Trung Quốc hoặc Thái Lan hoặc Malaysia thì không phải nộp thuế chống bán phá giá tạm thời.

- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được C/O từ Trung Quốc hoặc Thái Lan hoặc Malaysia thì chuyển sang Bước 2.

Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của công ty sản xuất (test certificate) hoặc các giấy tờ tương đương (bản gốc) chứng minh tên nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận công ty sản xuất)

- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên công ty nêu tại Cột 1 Điều 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 43,04% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc, 20,35% đối với hàng hóa có C/O từ Thái Lan và 23,05% đối với hàng hóa có C/O từ Malaysia.

- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất nhưng không trùng với tên của các công ty sản xuất tại Cột 1 Điều 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 43,04% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc, 20,35% đối với hàng hóa có C/O từ Thái Lan và 23,05% đối với hàng hóa có C/O từ Malaysia.

- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên của các công ty nêu tại Cột 1 Điều 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.

Bước 3: Kiểm tra tên công ty xuất khẩu

- Trường hợp 1: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hóa đơn thương mại) trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Điều 3 của Thông báo này.

- Trường hợp 2: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hóa đơn thương mại) không trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc các công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Điều 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 43,04% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc, 20,35% đối với hàng hóa có C/O từ Thái Lan và 23,05% đối với hàng hóa có C/O từ Malaysia.

6. Trình tự thủ tục tiếp theo của vụ việc

Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các bước triển khai tiếp theo, cụ thể như sau:

- Điều tra tại chỗ;

- Tổ chức Phiên Tham vấn công khai;

- Gửi dự thảo kết luận điều tra cuối cùng cho bên liên quan để lấy ý kiến;

- Ban hành Kết luận điều tra cuối cùng.

7. Thông tin liên hệ

Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84 (24) 2220 5304

Thư điện tử:

- minhhtn@moit.gov.vn (Anh Hà Trần Nhật Minh);

- phungltk@moit.gov.vn (Chị Lê Thị Kim Phụng).

Quyết định và Thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn; hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.

1 Do Bên yêu cầu chỉ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a, vì vậy Cơ quan điều tra chỉ sử dụng biểu thuế ATIGA và ACFTA làm tham chiếu.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Doanh nghiệp được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 71
0 Bình luận
Sắp xếp theo