Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT

Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT - Trình tự thực hiện cơ chế liên thông đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh

Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT quy định về giải quyết thủ tục đăng ký doah nghiệp và thủ tục đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế liên thông khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo 2 hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2017/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Đầu tư s 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Luật Đầu tư thực hiện đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

2. Cơ quan đăng ký đầu tư;

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh;

4. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài” (sau đây gọi là cơ chế liên thông) là cơ chế phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

2. “Cơ quan đăng ký đầu tư” bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

3. “Cơ quan đăng ký kinh doanh” là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

4. “Hệ thống thông tin xử lý liên thông” là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu nhằm phục vụ công tác phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký đầu tư trong quá trình thực hiện cơ chế liên thông.

5. “Số hóa hồ sơ” là việc quét (scan) dữ liệu có sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy sang dạng văn bản điện tử.

6. “Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư” là bộ phận giúp việc cho Cơ quan đăng ký đầu tư khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều 4. Các trường hợp thực hiện cơ chế liên thông

1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư,

2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.

3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài điều chỉnh đồng thời nội dung đăng ký doanh nghiệp và nội dung đăng ký đầu tư, bao gồm:

a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh đồng thời thay đổi mục tiêu dự án đầu tư;

b) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp đồng thời thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

c) Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp đồng thời thay đổi vốn đầu tư của dự án đầu tư;

d) Thay đổi thành viên, thông tin cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp đồng thời thay đổi thông tin nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều 5. Nguyên tắc áp dụng trong cơ chế liên thông

1. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế liên thông theo quy định tại Thông tư này hoặc thực hiện từng thủ tục theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Nhà đầu tư tự kê khai hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, số lượng bộ hồ sơ đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp.

3. Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh phối hợp, trao đổi thông tin và chỉ yêu cầu nhà đầu tư nộp một bản trong trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có sự trùng lặp giấy tờ, bao gồm:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hp nhà đầu tư là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức;

c) Văn bản y quyền thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký đầu tư lưu giữ bản do nhà đầu tư nộp và có trách nhiệm gửi bản sao giấy tờ nêu trên cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Bản sao do Cơ quan đăng ký đầu tư cung cấp được xem là bản sao hp lệ theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

4. Cơ quan đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn của hồ sơ, tài liệu trong quá trình bàn giao hồ sơ và có trách nhiệm phối hợp xác nhận việc giao nhận hồ sơ, tài liệu trong cơ chế liên thông.

5. Cơ quan đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp, chia sẻ thông tin và chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Cơ quan đăng ký đầu tư ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối với mỗi lần doanh nghiệp nộp hồ sơ trong một Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.

6. Việc chống tên trùng và tên gây nhầm lẫn đối với tên của doanh nghiệp dự kiến thành lập được xác lập kể từ thời điểm Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư về việc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

7. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP được xác định kể từ thời điểm Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 6. Trình tự thực hiện cơ chế liên thông trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư.

Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư kiểm tra điều kiện tiếp nhận của hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa bao gồm bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ vào Hệ thống thông tin xử lý liên thông, trao Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp cho người nộp hồ sơ và số hóa hồ sơ vào Hệ thống thông tin xử lý liên thông.

2. Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

a) Đối với Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư:

Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư tiến hành xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy trình đã được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp nhà đầu tư không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để hủy dữ liệu về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

b) Đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông, Cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi phản hồi đến Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư về tính hợp lệ của hồ sơ thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:

Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư về việc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã hợp lệ để tổng hợp.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi cho Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư để tổng hợp, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện. Nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thực hiện tiếp nhận, số hóa hồ sơ và gửi cho Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông để Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp tục xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong cùng ngày làm việc với ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư số hóa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông.

Định kỳ hàng tuần, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư gửi bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy đã tiếp nhận cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để lưu hồ sơ theo quy định.

4. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông, Cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, gửi thông tin đến Hệ thống thông tin đăng ký thuế để tạo mã số doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong cùng ngày làm việc với ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT

Số hiệu02/2017/TT-BKHĐT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhDoanh nghiệp, Đầu tư, Bộ máy hành chính
Nơi ban hànhBộ Kế hoạch và Đầu tư
Người kýNguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành18/04/2017
Ngày hiệu lực15/06/2017
Đánh giá bài viết
1 59
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi