Quyết định 420/QĐ-BTP Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020

Quyết định 420/QĐ-BTP - Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020

Quyết định 420/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 14/3/2016. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo đó, quyết định hướng dẫn kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

Luật số 66/2011/QH12 phòng, chống mua bán người

Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người

Quyết định 361/QĐ-TTg Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020

BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 420/QĐ-BTPHà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Con nuôi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Như điều 3 (để thực hiện);
  • Bộ trưởng (để b/c);
  • Các Thứ trưởng (để biết);
  • Lưu: VT, Vụ PLHSHC (03 bản).
Lê Thành Long


KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 420/QĐ-BTP ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (sau đây gọi là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016-2020, ngày 19/01/2016, Ban chỉ đạo 138/CP đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-BCĐ về việc triển khai thực hiện Chương trình này.

Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 2546/QĐ-TTg và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ, Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. Mục đích, Yêu cầu:

Xác định cụ thể các nội dung công việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp và tiến độ hoàn thành, bảo đảm thiết thực hiệu quả.

Xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020.

II. Nội dung Kế hoạch:

1. Đánh giá tác động của Luật phòng, chống mua bán người sau 5 năm thực hiện

  • Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
  • Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan.
  • Thời gian thực hiện: Trong năm 2016.
  • Kết quả: Báo cáo đánh giá tác động Luật phòng, chống mua bán người.

2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật

2.1. Phổ biến, đăng tải các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người trên Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

  • Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
  • Cơ quan phối hợp: Cục Công nghệ thông tin, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
  • Thời gian thực hiện: Hàng năm.

2.2. Biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật về phòng, chống mua bán người và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể cấp xã và hòa giải viên (sổ tay tìm hiểu pháp luật, sổ tay kỹ năng phổ biến pháp luật, tờ lịch tuyên truyền, tiểu phẩm, tình huống hỏi-đáp, tờ gấp pháp luật v.v..)

  • Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
  • Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
  • Thời gian thực hiện: Hàng năm.

2.3. Biên soạn một số tài liệu (câu chuyện, tiểu phẩm, tờ gấp pháp luật, video clip...) để tuyên truyền trên mạng xã hội, trang tin phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa mua bán người; phản ánh, nêu gương chấp hành tốt pháp luật về phòng, chống mua bán người...

  • Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
  • Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, các đơn vị có liên quan.
  • Thời gian thực hiện: Hàng năm.

2.4. Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể cấp xã và hòa giải viên tại các địa bàn trọng điểm cho nhiều vụ, việc về mua bán người như vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới..

  • Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
  • Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
  • Thời gian thực hiện: Quý III/2016 và các năm tiếp theo.

2.5. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

  • Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
  • Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, một số cơ quan đơn vị có liên quan.
  • Thời gian thực hiện: Hàng năm.

3. Công tác thi hành án dân sự về phòng, chống mua bán người:

3.1. Theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực pháp luật.

  • Kết quả: báo cáo tình hình, kết quả thi hành phần dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực pháp luật.
  • Cơ quan chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự.
  • Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
  • Thời gian thực hiện: hàng quý, 6 tháng, năm và đột xuất.

3.2. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành hai Bộ luật, tập trung vào các quy định liên quan đến phòng, chống mua bán người cho lực lượng thi hành án dân sự thuộc ngành tư pháp và các đơn vị có liên quan.

  • Kết quả: Hội nghị tập huấn cho lực lượng thi hành án dân sự.
  • Cơ quan chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự.
  • Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
  • Thời gian thực hiện: Quý II/2016 và các năm tiếp theo.

4. Công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người:

4.1. Tập huấn, nâng cao năng lực cho công chức làm công tác đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhằm phát hiện, ngăn chặn việc kết hôn nhằm mục đích trục lợi, kết hôn giả...

  • Đơn vị chủ trì: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
  • Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp các địa phương.
  • Thời gian thực hiện: Hàng năm.

4.2. Thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài, hoạt động của Trung tâm hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại các địa phương có số lượng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài lớn.

  • Đơn vị chủ trì: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
  • Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Đánh giá bài viết
1 278
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo