Quyết định 390/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản
Quyết định 390/QĐ-TTg 2018
Ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 390/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi hàng loạt Thông tư về thủy sản
- Thông tư 20/2017/TT-BNNPTNT Quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Nghị định 17/2018/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
Nội dung Quyết định 390/QĐ-TTg 2018
Quyết định 390/QĐ-TTg 2018 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản là văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường. Mời các bạn xem nội dung chi tiết bên dưới và có thể ấn chọn Tải về Quyết định 390/QĐ-TTg 2018 doc hoặc pdf.
Mọi nội dung trong file Quyết định 390/QĐ-TTg 2018 đã được soát kĩ các bạn có thể tham khảo hoặc sử dụng in luôn đều được.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 390/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP, LUẬT THỦY SẢN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo. - Lưu: VT, PL (2). | Nguyễn Xuân Phúc |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP, LUẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Để triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản với các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
b) Tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thủy sản.
c) Xác định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật trên phạm vi cả nước.
d) Nâng cao nhận thức về Luật, trách nhiệm triển khai thi hành Luật.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật.
b) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.
c) Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc triển khai thi hành Luật.
d) Có lộ trình cụ thể để đảm bảo từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản được triển khai thi hành đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.
đ) Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP, LUẬT THỦY SẢN
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật
a) Ở trung ương:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan tổ chức quán triệt việc thi hành luật; tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật thông qua các chuyên mục, chương trình, tập huấn, biên soạn tài liệu và các hình thức khác theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Ở địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn (thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
c) Thời gian thực hiện: Năm 2018 và các năm tiếp theo.
2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan đến Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản; tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản.
a) Ở trung ương:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (làm đầu mối tổng hợp kết quả rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành, cơ quan, tổ chức khác có liên quan (trực tiếp thực hiện việc rà soát, gửi kết quả rà soát về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Thời gian hoàn thành:
+ Kết quả rà soát của các bộ, cơ quan, tổ chức gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 8 năm 2018.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2018.
b) Ở địa phương:
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 9 năm 2018.
3. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung được giao trong Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản
a) Đối với Luật Lâm nghiệp
- Văn bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình hoặc ban hành theo thẩm quyền:
+ Nghị định của Chính phủ (04 văn bản): (1) Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; (2) Nghị định quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; (3) Nghị định quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; (4) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian trình Chính phủ: Tháng 9 năm 2018 (Riêng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, thời gian trình là tháng 12 năm 2018).
+ Thông tư của Bộ trưởng (7 văn bản): (1) Thông tư quy định chi tiết mức độ xung yếu của rừng phòng hộ, phân định ranh giới rừng; (2) Thông tư quy định về quản lý rừng bền vững; (3) Thông tư quy định về điều tra rừng; (4) Thông tư quy định về khai thác lâm sản; hồ sơ lâm sản hợp pháp và quản lý nguồn gốc lâm sản; hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng; (5) Thông tư quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; (6) Thông tư quy định về các biện pháp lâm sinh; (7) Thông tư quy định phương pháp định giá, khung giá rừng;
Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2018.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương
Quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 90 Luật Lâm nghiệp.
b) Đối với Luật Thủy sản
- Văn bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình hoặc ban hành theo thẩm quyền:
+ Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (03 văn bản): (1) Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy sản; (2) Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; (3) Quyết định quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:
Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2018 (Riêng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, thời gian hoàn thành là tháng 12 năm 2018).
+ Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (08 văn bản): (1) Thông tư hướng dẫn cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; (2) Thông tư hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; (3) Thông tư hướng dẫn về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; (4) Thông tư quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác; (5) Thông tư quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản; (6) Thông tư hướng dẫn về thuyền viên tàu cá; (7) Thông tư quy định về trang phục của Kiểm ngư; màu sơn, số hiệu, của tàu Kiểm ngư; (8) Thông tư hướng dẫn về đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2018.
- Văn bản do bộ ngành khác trình hoặc ban hành theo thẩm quyền:
+ Nghị định của Chính phủ (01 văn bản): Nghị định hướng dẫn về giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản:
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2018.
+ Thông tư của Bộ trưởng (01 văn bản): Thông tư quy định việc thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân được điều động, huy động, cộng tác viên.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2018.
- Văn bản do địa phương chủ trì xây dựng (01 văn bản): Quyết định ban hành tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển; quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong nội địa thuộc phạm vi quản lý.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan, tổ chức liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 10 năm 2018.
4. Triển khai thực hiện quy định chuyển tiếp của Luật Lâm nghiệp
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh
- Rà soát, xác định rõ các dự án thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi Luật này có hiệu lực thi hành, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
- Rà soát diện tích rừng tự nhiên hiện có chưa đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp trên phạm vi cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung tại điểm a khoản này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương mình chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.
2. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với các hoạt động trong Kế hoạch được triển khai trong năm 2018, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân công thực hiện có trách nhiệm lập dự toán bổ sung và sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 đế tổ chức thực hiện.
Cơ quan được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách năm đã được phê duyệt; dự toán bổ sung kinh phí thực hiện Kế hoạch và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện.
Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của các bộ, ngành và địa phương.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.
Quyết định 390/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản
157,2 KB 17/04/2018 8:47:00 SATải Quyết định 390/QĐ-TTg 2018 định dạng .Doc
60,5 KB 17/04/2018 8:56:09 SA
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Số hiệu: | 390/QĐ-TTg | Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường |
Ngày ban hành: | 11/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 11/04/2018 |
Loại văn bản: | Quyết định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quyết định 1058/QĐ-BNN-TCTS 2023 Danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động
-
Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
-
Quyết định 1434/QĐ-TTg
-
Nghị định 100/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
-
Công văn số 11/BHXH-CSXH 2023 về hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH theo Nghị định số 97/2022/NĐ-CP
-
Thông tư 14/2018/TT-NHNN Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác