Quyết định 2398/2013/QĐ-UBND
Quyết định 2398/2013/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Quyết định 280/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2398/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 280/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1029/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ thực hiện Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 7236/SGTVT-VTĐB ngày 15 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả ở địa bàn, phạm vi mình phụ trách.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 280/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, tiện nghi và an toàn, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần kéo giảm ùn tắc, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, VTHKCC bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2. Phát triển VTHKCC bằng xe buýt phải dựa trên quy hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông vận tải, phù hợp với quy hoạch dân cư, khu công nghiệp của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời tạo thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
2.3. Phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt hợp lý và kết nối tốt với các loại hình vận tải khác trong đô thị (đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, đường thủy…), đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố và các tỉnh lân cận.
2.4. Cải thiện và từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho VTHKCC bằng xe buýt, đặc biệt là các điểm trung chuyển giữa các tuyến. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe phục vụ hoạt động xe buýt.
2.5. Tập trung đầu tư phát triển phương tiện xe buýt đảm bảo số lượng và chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải đầu tư phương tiện xe buýt có thiết bị hỗ trợ sử dụng cho người khuyết tật, xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường…
2.6. Xây dựng hệ thống thông tin VTHKCC bằng xe buýt hiện đại, hiệu quả; Áp dụng công nghệ mới trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt.
2.7. Cải thiện hệ thống vé trên cơ sở áp dụng hệ thống thanh toán thông minh đảm bảo khả năng thanh toán liên thông giữa các tuyến xe buýt và với các loại hình vận tải khác trong đô thị.
3. Các chỉ tiêu cơ bản:
3.1. Đến năm 2020, VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng được khoảng 16% nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, đến năm 2020 mức độ hài lòng đạt tối thiểu là 90%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Giai đoạn 2012 - 2015:
1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt:
a) Hoàn thành quy hoạch phát triển hệ thống VTHKCC Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 trong quý II năm 2013 và triển khai thực hiện việc điều chỉnh luồng tuyến xe buýt theo quy hoạch.
b) Lập thủ tục đầu tư tuyến xe buýt BRT trên đại lộ Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt thuộc Dự án “Phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh”.
c) Triển khai nghiên cứu đề án phát triển mạng lưới xe buýt thu gom đi qua nhà ga các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án phát triển bền vững cho các tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 thành phố.
1.2. Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:
a) Triển khai thực hiện đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2012 - 2015” nhằm đổi mới phương tiện vận tải phù hợp với đặc tính đô thị, điều kiện mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố (theo quy hoạch, số lượng xe buýt cần có đến năm 2015 là 3.100 xe).
b) Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH Một thành viên (SAMCO) đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án sản xuất 300 xe buýt theo tiêu chuẩn quy định, sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG), thuộc Đề án đầu tư xe buýt thành phố giai đoạn 2012 - 2015.
c) Ban hành quy định tỷ lệ phương tiện tham gia VTHKCC bằng xe buýt có trang thiết bị đảm bảo thuận lợi cho người khuyết tật khi đi lại.
1.3. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
a) Đối với hạ tầng hiện có, xem xét bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt.
b) Đối với hạ tầng đầu tư mới, cần thiết kế và xây dựng làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt. Khai thác có hiệu quả hệ thống bến bãi xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị.
c) Triển khai đầu tư xây dựng bến bãi cho hoạt động xe buýt theo quy hoạch (Danh mục cụ thể nêu trong phụ lục 3 đính kèm); bãi giữ xe 02 bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt.
d) Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng bến xe Miền Đông mới và di dời hoạt động bến xe theo quy hoạch (Bến xe Suối Tiên).
đ) Xây dựng đề án “Tổ chức khai thác các dịch vụ tại các đầu mối trung chuyển xe buýt” nhằm tạo nguồn thu, bù đắp kinh phí trợ giá cho xe buýt.
1.4. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:
a) Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng:
- Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt, đến năm 2015 giảm còn 7 đến 10 đơn vị.
- Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng - PTA (Public Transport Authority) để quản lý tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng đô thị (metro, tramway, monorail, BRT, xe buýt, taxi,…).
- Thực hiện các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vận tải và chất lượng phục vụ của đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt công cộng:
+ Thực hiện việc đặt hàng, đấu thầu khai thác tuyến xe buýt theo quy định.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội qui, qui định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng đặt hàng khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho phù hợp với tình hình thực tế.
b) Ứng dụng công nghệ mới để quản lý, điều hành:
- Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong quản lý, điều hành xe buýt vào năm 2013;
- Lập dự án đầu tư hệ thống giám sát hoạt động xe buýt (BMS) và hệ thống thông tin xe buýt (BIS).
- Lập dự án đầu tư thẻ thông minh (smart card) thay thế vé giấy trên các tuyến xe buýt.
1.5. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt:
a) Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các chính sách đối với người đi xe buýt như: miễn vé, giá vé ưu đãi cho hành khách thường xuyên, hành khách là học sinh, sinh viên
b) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động cán bộ công chức, viên chức, công nhân, học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, chuyển sang đi lại bằng xe buýt.
c) Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.
d) Tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe để tăng cường trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc.
1.6. Cơ chế, chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt từ năm 2012 đến năm 2020:
a) Tiếp tục trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt.
b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính cân đối ngân sách thành phố bảo đảm trợ giá cho hoạt động xe buýt, nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại trên địa bàn.
c) Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng Nhà nước tập trung vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng, kết hợp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và các hệ thống thiết bị, trong đó nhà nước chỉ đầu tư khởi động để tạo thị trường hoặc nhà nước tham gia đầu tư thông qua cơ chế cho vay vốn ưu đãi (bao gồm cả các nguồn vốn ODA) hoặc miễn giảm thuế, bảo lãnh tín dụng, còn doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện đầu tư phát triển cung ứng dịch vụ.
d) Nghiên cứu thực hiện đề án quảng cáo thương mại bên ngoài thân xe buýt và các nguồn thu khác từ hoạt động VTHKCC nhằm giảm trợ giá từ ngân sách.
đ) Tiếp tục, triển khai thực hiện cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại văn bản truyền đạt số 2366/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ về miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện để sản xuất lắp ráp xe buýt của Dự án đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
e) Thực hiện miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe buýt của doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC theo Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Giai đoạn 2016 - 2020:
2.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt:
a) Tiếp tục triển khai việc điều chỉnh, phát triển luồng tuyến xe buýt theo quy hoạch, nhằm hình thành mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liên thông, cơ bản phủ kín trên địa bàn; kết nối thuận tiện với đường bộ liên tỉnh, đường hàng không, đường sắt và hệ thống mạng lưới đường sắt, đường thủy đô thị trong tương lai.
b) Tiếp tục thực hiện hoàn thành đưa vào khai thác dự án đầu tư xây dựng tuyến xe buýt BRT trên đại lộ Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt thuộc Dự án “Phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh”. Lập thủ tục đầu tư dự án BRT trên đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (chiều dài 13,6 km) và các tuyến BRT khác theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án giao thông đô thị bền vững cho các tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2.
2.2. Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:
Triển khai thực hiện đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2016 - 2020” nhằm đảm bảo đủ số lượng phương tiện xe buýt theo quy hoạch nhằm đáp ứng 16% nhu cầu đi lại của nhân dân vào năm 2020, cụ thể:
STT | Nội dung | Số lượng xe (chiếc) |
1 | Phương tiện hiện có | 2.869 |
2 | Đầu tư thay thế giai đoạn 2013 - 2015 | 1.680 |
3 | Đầu tư thay thế giai đoạn 2016 - 2020 | 1.420 |
4 | Đầu tư mới giai đoạn | 2.161 |
5 | Tổng số xe đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 | 3.581 |
2.3. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
a) Tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng bến bãi cho hoạt động xe buýt theo quy hoạch (Danh mục cụ thể nêu trong phụ lục 4 đính kèm); bãi giữ xe 02 bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt.
b) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án xây dựng Bến xe Miền Tây mới và di dời hoạt động bến xe theo quy hoạch.
2.4. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:
a) Hoàn thiện ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong quản lý, điều hành xe buýt.
b) Hoàn thiện hệ thống giám sát hoạt động xe buýt (BMS) và hệ thống thông tin xe buýt (BIS).
c) Tích hợp với hệ thống vé giữa xe buýt và các phương thức vận tải hành khách công cộng khác.
2.5. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt:
a) Tiếp tục công tác tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các chính sách đối với người đi xe buýt như: miễn vé, giá vé ưu đãi cho hành khách thường xuyên, hành khách là học sinh, sinh viên
b) Tiếp tục tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.
c) Tiếp tục tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe để tăng cường trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc.
2.6. Cơ chế, chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt từ năm 2012 đến năm 2020:
a) Tiếp tục trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt.
b) Tiếp tục triển khai cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại văn bản số 2366/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2012 về miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện để sản xuất lắp ráp xe buýt của Dự án đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Tiếp tục thực hiện miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe buýt của doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC theo Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở - ban - ngành, đơn vị, đoàn thể đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức quán triệt Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị (theo bảng phân công tại Phụ lục 1) để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn thành phố. Định kỳ vào ngày 25 của tháng cuối mỗi quý, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện trong quý cho Sở Giao thông vận tải để theo dõi, tổng hợp.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao.
3. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo, kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích và phê bình nhắc nhở đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc điều chỉnh, bổ sung cần thiết, Thủ trưởng các sở - ban - ngành và địa phương chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải để xem xét, thống nhất đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./.
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Quyết định 2398/2013/QĐ-UBND
69 KBGợi ý cho bạn
-
Dự thảo Thông tư quy định tuần tra, kiểm soát giao thông của CSGT
-
Quyết định 711/QĐ-BGTVT 2023 điều chỉnh Danh mục mạng lưới vận tải hành khách cố định liên tỉnh
-
Thông tư 1/2023/TT-BGTVT hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ
-
Thông tư 08/2023/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
-
Quyết định 305/QĐ-BGTVT 2023 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực đăng kiểm
-
Nghị định 86/2014/NĐ-CP về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
-
Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông được không?
-
Thông tư 46/2022/TT-BGTVT tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức ngành quản lý dự án đường bộ
-
Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm giao thông của CSGT
-
Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết 73/2022/QH15 thí điểm đấu giá biển số xe ô tô
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Thông tư về giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ số 50/2015/TT-BGTVT
Công văn 3462/SGTVT-QLVT 2021 Đăng ký cho nhân viên được phép vận chuyển hàng hóa tại Hà Nội
Thông tư 21/2019/TT-BGTVT
Nghị định 138/2018/NĐ-CP
Điều khiển xe vào vạch kẻ mắt võng bị xử phạt như thế nào?
Công điện 1224/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Lễ Quốc khánh 02/9 và khai giảng 2017-2018
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác