Quyết định 1997/QĐ-TTg về Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020

Tải về

Quyết định 1997/QĐ-TTg - Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020

Quyết định 1997/QĐ-TTg của Thủ tướng về Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, bảo đảm 80% khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, hỗ trợ, tư vấn tại cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng.

Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới

Quyết định 43/2016/QĐ-TTg về Chương trình điều tra thống kê quốc gia

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1997/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, công cụ, biện pháp nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam; nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

  • Phấn đấu đến năm 2020, mục tiêu cụ thể cần đạt được của Chương trình:
  • Bảo đảm tối thiểu 5.000 lượt cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 15.000 lượt tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên toàn quốc được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Bảo đảm tối thiểu 20.000 lượt học sinh, sinh viên được giảng dạy, đào tạo các nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng.
  • Xây dựng hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng thống nhất trên toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Bảo đảm tối thiểu 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh; tối thiểu 40 tỉnh, thành phát triển được mạng lưới tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xuống địa bàn cấp quận, huyện.
  • Hình thành hệ thống tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương, bảo đảm tối thiểu 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được tổ chức hòa giải thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức xã hội cấp tỉnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
  • Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.
  • Bảo đảm 80% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 70% vụ việc được tiếp nhận.

3. Phạm vi

Chương trình bao gồm các đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phê duyệt để thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 48, Điều 49 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 28, Điều 35 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hoạt động khác quy định tại Quyết định này.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đơn vị chủ trì

a) Đơn vị chủ trì Chương trình là Bộ Công Thương.

b) Đơn vị chủ trì thực hiện các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì các đề án) là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành ở địa phương và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Đối tượng thụ hưởng

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Hàng năm, căn cứ quy định tại Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác xây dựng kế hoạch, thống nhất triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo các chủ đề do Bộ Công Thương phát động.

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, diễn đàn; truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, diễn đàn trên Internet; xây dựng và phát hành ấn phẩm, đoạn phim, phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các chương trình, cuộc thi hoặc sự kiện công cộng và các hình thức khác.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

a) Xây dựng các bộ tài liệu và công cụ, phương tiện đào tạo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các nhóm đối tượng khác nhau.

b) Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước cho các cán bộ, đối tượng làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

c) Xây dựng tài liệu, giáo trình và tổ chức giảng dạy, đào tạo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên.

4. Xây dựng hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc

a) Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương.

b) Xây dựng và kết nối Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp với Tổng đài của Bộ Công Thương để tạo thành một hệ thống Tổng đài thống nhất trên toàn quốc.

c) Xây dựng, cung cấp, chuyển giao để các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp sử dụng chung hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu của Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng.

5. Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

a) Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

b) Kiện toàn về mô hình tổ chức, bổ sung về nhân lực và trang thiết bị để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải của các bộ phận, đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức có liên quan đang thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

a) Xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

b) Tổ chức, trang bị một số công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp.

c) Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng.

Đánh giá bài viết
1 75
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm