Quyết định 12/2018/QĐ-TTg
Quyết định 12/2018/QĐ-TTg - Tiêu chí lựa chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Quyết định quy định có 5 tiêu chí lựa chọn người có uy tín. Nội dung cụ thể mời các bạn tham khảo.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2018/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN, CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Căn cứ Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Quyết định này quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi là người có uy tín).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động quản lý và thực hiện chính sách đối với người có uy tín.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Người có uy tín được lựa chọn từ thôn, bản, xóm, buôn, làng, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn).
2. Chính sách thực hiện trực tiếp đối với người có uy tín, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và đúng chế độ.
3. Người có uy tín do địa phương trực tiếp quản lý, phân công, phân cấp thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp người có uy tín thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ với cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
Điều 4. Tiêu chí, đối tượng, Điều kiện lựa chọn người có uy tín
1. Tiêu chí lựa chọn người có uy tín
a) Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành Phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
b) Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
c) Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc;
d) Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;
đ) Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
2. Đối tượng lựa chọn
Người có uy tín được lựa chọn từ các đối tượng sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc, đất nước đã nghỉ công tác;
b) Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, bản làng;
c) Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Công giáo,...);
d) Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh giỏi hoặc người có Điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm.
3. Điều kiện bình chọn người có uy tín
a) Mỗi thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số được bình chọn 01 (một) người có uy tín;
b) Trường hợp thôn không đủ Điều kiện quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc có nhiều thành Phần dân tộc cùng sinh sống, căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định số lượng người có uy tín được bình chọn, nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn không vượt quá tổng số thôn của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
1. Cung cấp thông tin
a) Định kỳ hoặc đột xuất người có uy tín được phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương;
b) Người có uy tín được cấp (không thu tiền): 01 tờ Báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc; 01 tờ báo tỉnh hoặc hình thức cung cấp thông tin khác phù hợp đối với người có uy tín do địa phương lựa chọn;
c) Người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng;
d) Tùy vào tình hình cụ thể của từng địa phương người có uy tín được thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc do địa phương xác định, thực hiện.
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Theo phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được:
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần;
b) Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau không quá 01 lần/năm. Mức chi: không quá 3.000.000 đồng/người/năm đối với cấp Trung ương; không quá 1.500.000 đồng/người/năm đối với cấp tỉnh; không quá 800.000 đồng/người/năm đối với cấp huyện;
c) Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn). Mức chi không quá 2.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp huyện;
d) Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 2.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp huyện;
3. Khen thưởng
Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành về thi đua, khen thưởng.
4. Các đoàn đại biểu người có uy tín do địa phương tổ chức đến thăm, làm việc tại các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Trung ương và địa phương được đón tiếp, tặng quà lưu niệm. Mức chi tặng quà không quá 500.000 đồng/đại biểu; chi đón tiếp thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiếp khách trong nước.
Điều 6. Thủ tục công nhận và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín
1. Công nhận người có uy tín
Người có uy tín được bình chọn, công nhận 05 năm một lần, được thực hiện trong Quý IV và hoàn thành trước 15 tháng 12 của năm bình chọn theo trình tự sau:
a) Trưởng thôn tổ chức họp thôn (có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) phổ biến về nội dung chính sách, tiêu chí, Điều kiện bình chọn người có uy tín quy định tại Điều 4 Quyết định này và đề cử người có uy tín (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này) gửi Trưởng ban công tác mặt trận thôn.
Trưởng ban công tác mặt trận thôn tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập danh sách đề nghị công nhận người có uy tín gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (01 bộ hồ sơ gồm: văn bản đề nghị và biên bản họp liên tịch theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị kèm theo danh sách và biên bản theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị, danh sách theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các xã) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các huyện, cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp, thống nhất với cơ quan công an cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành chức năng liên quan hoàn thiện hồ sơ (01 bộ gồm: tờ trình, danh sách đề nghị công nhận người có uy tín theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các huyện), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
Thuộc tính văn bản: Quyết định 12/2018/QĐ-TTg
Số hiệu | 12/2018/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Lĩnh vực, ngành | Văn hóa - Xã hội |
Nơi ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 06/03/2018 |
Ngày hiệu lực | 24/04/2018 |
Tham khảo thêm
Nghị định 57/2017/NĐ-CP về tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc
Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
284,5 KB 14/03/2018 2:27:44 CH
Gợi ý cho bạn
-
Luật Thư viện số 46/2019/QH14
-
Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
-
Quyết định 515/QĐ-TTg 2023 Chương trình phát triển văn hóa Việt Nam
-
Nghị định 73/2018/NĐ-CP Quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất
-
Thông tư 66/2014/TT-BCA về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy
-
Toàn văn Quyết định 2068/QÐ-BVHTTDL 2023 Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống
-
Tải Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo file Doc, Pdf
-
Thông tư 04/2023/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời
-
Tải Nghị định 86/2023/NĐ-CP khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, Xã phường tiêu biểu file DOC, PDF
-
Các trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn hóa Xã hội
Nghị quyết 20/2013/NQ-CP
Luật Thanh Niên
Thông tư 55/2017/TT-BTC quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh trật tự
Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL quy định hồ sơ, các mẫu văn bản giám định tư pháp lĩnh vực văn hóa
Quyết định 468/QĐ-TTg Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025
Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác