Thông tư 105/2017/TT-BTC

Thông tư 105/2017/TT-BTC - Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thông tư 105/2017/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 05/10/2017. Mời các bạn tham khảo.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện điểm c khoản 1 Điều 6 Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 2085/QĐ-TTg).

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách, phân bổ, quản lý, cấp phát, thanh toán, báo cáo kế toán, quyết toán ngân sách thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg.

2. Đối tượng áp dụng

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg.

Điều 2. Lập dự toán, phân bổ ngân sách giao dự toán

Việc lập dự toán, phân bổ ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán, bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho đối tượng thụ hưởng chính sách tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; ngoài ra hướng dẫn thêm một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ chức rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng, nhu cầu kinh phí thực hiện đối với từng chính sách (chia theo vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, phần ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và phần vốn lồng ghép), lập và phê duyệt Đề án để thực hiện theo quy định của Quyết định số 2085/QĐ-TTg cho giai đoạn 2017 – 2020, kế hoạch thực hiện từng năm gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ chủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu có liên quan để lồng ghép bố trí vốn.

2. Hằng năm, căn cứ Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của địa phương và kế hoạch thực hiện Đề án đã được phê duyệt, cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương (chi tiết vốn đầu tư, thường xuyên, phần ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đảm bảo, nguồn lồng ghép) theo từng chính sách, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Ủy ban Dân tộc, tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan để tổng hợp kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.

3. Căn cứ dự toán số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương, vốn lồng ghép khác để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg, cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án phân bổ vốn chi tiết đến từng chính sách gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp. Trên cơ sở dự toán kinh phí do cơ quan dân tộc cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi, Sở Tài chính chủ trì tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cùng với dự toán ngân sách địa phương hằng năm.

4. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán ngân sách cho cấp huyện (chi tiết vốn đầu tư, thường xuyên). Căn cứ số bổ sung có mục tiêu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và nguồn ngân sách cấp huyện, cơ quan tài chính cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định cùng với dự toán ngân sách cấp huyện hằng năm.

Căn cứ dự toán được Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ vốn và thông báo cho từng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) chi tiết theo từng chính sách hỗ trợ cho các hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giao dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện bổ sung có mục tiêu, Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định kinh phí hỗ trợ cho từng chính sách. Sau khi Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo công khai mức hỗ trợ đến từng thôn, bản, điểm định canh, định cư, từng hộ dân theo từng chính sách.

Điều 3. Quản lý, cấp phát, thanh toán

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán ngân sách thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thực hiện và các văn bản khác có liên quan; đảm bảo chặt chẽ, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, nhất là những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các đối tượng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập danh sách cho từng hộ ký nhận và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo quy định:

1. Đối với hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán

a) Về hỗ trợ đất ở

Căn cứ phương án giải quyết về đất ở cho các hộ chưa có đất ở hoặc chưa đủ đất ở và tùy theo phương thức thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế cấp phát thanh toán cho phù hợp.

b) Về hỗ trợ đất sản xuất

- Trên cơ sở phương án giải quyết về đất sản xuất cho các hộ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, mức thanh toán tương ứng với số diện tích thực tế đã khai hoang hoặc chuyển nhượng và tối đa không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tùy theo phương thức thực hiện để có cơ chế cấp phát thanh toán cho phù hợp và đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Đối với đất dân tự khai hoang: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của cấp huyện được giao nhiệm vụ hướng dẫn các hộ tổ chức khai hoang theo đúng quy hoạch sử dụng đất của từng xã và phù hợp tập quán canh tác của đồng bào. Căn cứ kết quả khai hoang của các hộ dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu. Căn cứ danh sách các hộ dân tự tổ chức khai hoang, biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang, giấy đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan chuyên môn của cấp huyện được giao nhiệm vụ hướng dẫn các hộ tổ chức khai hoang, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho hộ dân;

+ Đối với đất nhận chuyển nhượng: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao một đơn vị chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cùng với các hộ dân xác định diện tích đất chuyển nhượng của các hộ, lập biên bản bàn giao (có xác nhận của các bên liên quan). Căn cứ định mức chi, danh sách và diện tích đất chuyển nhượng của các hộ dân, biên bản bàn giao; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước, thanh toán cho các hộ dân có đất chuyển nhượng.

- Đối với các công trình khai hoang tập trung: Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình khai hoang tập trung được thực hiện theo quy định đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thuộc Chương trình 135 (dự án 2) theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 105/2017/TT-BTC

Số hiệu105/2017/TT-BTC
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhVăn hóa - Xã hội
Nơi ban hànhBộ Tài chính
Người kýHuỳnh Quang Hải
Ngày ban hành05/10/2017
Ngày hiệu lực20/11/2017
Đánh giá bài viết
1 300
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo